Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ

Sốt xuất huyết (hay sốt Dengue) là 1 trong những căn nguyên gây ra tử vong hàng đầu ở trẻ em. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần biết 1 số biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em để kịp thời phát hiện và đưa trẻ đi khám và điều trị thật kịp thời, tránh xảy ra những biến chứng nghiêm trọng.

Sốt xuất huyết ở trẻ em có nhiều biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau và có diễn biến phức tạp. Sự khởi phát của bệnh thường sẽ khá đột ngột và diễn biến bệnh nhanh chóng đi từ nhẹ đến nặng qua 3 giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và cuối cùng là giai đoạn hồi phục.

Chớ xem thường căn bệnh sốt xuất huyết này. Bởi lẽ nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì nó sẽ mang lại một hậu quả vô cùng lớn đối với trẻ nhỏ. Vốn dị bộ máy cơ thể của trẻ còn chưa kịp hoàn chỉnh, dễ gặp phải các biến chứng chuyển nặng và gây hại cho sau này. Vậy nên, hãy cùng chuyên mục Phòng bệnh cho trẻ chúng tôi tìm hiểu thêm về mối nguy của căn bệnh này.

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ réo lên hồi chuông cảnh báo

Ba bé trai dưới một tuổi bị sốc sốt xuất huyết nặng sau khi sốt cao liên tục 4 ngày, ho, nôn, tiêu chảy, phải hỗ trợ thở máy. Ngày 6/7, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết tuần qua khoa Cấp cứu Hồi sức tiếp nhận liên tiếp ba bé trai cùng dưới một tuổi, nhập viện trong tình trạng sốc do sốt xuất huyết. Các bé trước đó đều sốt cao liên tục 4 ngày, kèm theo ho, ói, tiêu lỏng, bỏ bú, tay chân lạnh… Trẻ nhập viện địa phương được điều trị sơ cứu, sau đó chuyển Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Các xét nghiệm chẩn đoán ban đầu của bác sĩ

Tại đây, các bé được xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán sốt xuất huyết, có mạch nhanh nhẹ, huyết áp kẹt (hiệu số giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương dưới 20 mmHg). Riêng một bé 7 tháng tuổi, ngụ huyện Bình Chánh, TP HCM có biểu hiện nặng nhất, nôn ra máu, tiêu phân đen.

Kết quả các xét nghiệm cho thấy trẻ bị cô đặc máu. Chỉ số Hct (tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn phần) cao, tiểu cầu giảm. Các bác sĩ chẩn đoán các bé bị tổn thương gan nặng. Rối loạn đông máu, toan chuyển hóa, hạ đường huyết. Trẻ được điều trị tích cực với truyền dịch chống sốc. Hỗ trợ hô hấp thở oxy, thở áp lực dương liên tục và truyền máu.

Các xét nghiệm chẩn đoán ban đầu của bác sĩ
Bệnh sốt xuất huyết khiến nhiều trẻ phải nhập viện điều trị

Bệnh nhi 7 tháng tuổi diễn tiến nặng, phức tạp, sốc kéo dài, tràn dịch phổi. Màng bụng lượng nhiều gây suy hô hấp, tổn thương gan thận nặng. Rối loạn đông máu, toan chuyển hóa, hạ đường huyết. Trẻ được đặt nội khí quản thở máy, chọc dò giải áp dẫn lưu dịch màng bụng. Chống phù não, điều trị hỗ trợ gan, chỉnh đường huyết, điện giải, kiềm toan, tiêm vitamin K1. Hiện, sau hơn một tuần điều trị, tình trạng các trẻ cải thiện dần, được cai máy thở.

Chia sẻ của bác sĩ là lời cảnh tỉnh đối với các bậc phụ huynh

Bác sĩ Tiến cho biết, hiện bệnh viện đang điều trị cho hơn 40 trẻ bị sốt xuất huyết. Số ca bệnh thời điểm này không tăng so với tháng 6. Và cũng chưa phải mùa cao điểm dịch. Mặc dù vậy, bác sĩ lo lắng trẻ nhũ nhi chưa có hệ miễn dịch phát triển khoẻ mạnh. Sẽ dễ bị sốt xuất huyết và biến chứng nặng. Như sốc hơn so với các trẻ lớn. May mắn, cả ba bệnh nhi trên hiện tiên lượng hồi phục tốt. Dự đoán không có di chứng sau phục hồi.

Chia sẻ của bác sĩ là lời cảnh tỉnh đối với các bậc phụ huynh
Bác sĩ khám bệnh, chẩn đoán và chia sẻ với bậc phụ huynh

Hiện tượng sốc sốt xuất huyết ở trẻ nhũ nhi dễ nhầm lẫn với bệnh lý đường hô hấp, tiêu hóa. Nguyên nhân là do trẻ có thể kèm theo triệu chứng của bệnh khác. Ví dụ như nôn, tiêu chảy hay ho, sổ mũi…

Bác sĩ lưu ý phụ huynh cần theo dõi, phát hiện các dấu hiệu sớm của sốt xuất huyết. Gồm trẻ sốt cao trên hai ngày và có một trong các dấu hiệu. Như quấy khóc, bứt rứt, lăn trở khó chịu hoặc li bì; đau bụng; chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen; tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống…. Thì phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời, tránh các biến chứng nghiêm trọng.