Dấu hiệu khi trẻ bị chốc lở ngoài da và cách điều trị

Bé trai 4 tuổi bị nổi mụn nước ở mặt và ở tay chân, người nhà tự tắm nước lá và nước muối nhưng bệnh ngày càng nặng thì nên mới đưa đi viện. Bệnh chốc lở ngoài da ở trẻ em thường được bắt đầu bằng những bóng nước nhỏ ở trên da rồi từ từ lan rộng ra toàn bộ cơ thể. Đây là căn bệnh tưởng chừng đơn giản tuy nhiên nếu không được chẩn đoán đúng và không được điều trị kịp thời thì sẽ rất dễ bị biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe cung như sự phát triển của trẻ.

Bệnh nhân đến khoa Da liễu ở Bệnh viện đa khoa tỉnh, sáng 5/7, ở trong tình trạng da nổi mụn nước kèm theo là ngứa ở nhiều vị trí trên cơ thể và nặng nhất ở vùng mặt và tay chân.

Thận trọng khi trẻ bị chốc lở ngoài da

Các bác sĩ chẩn đoán bé bị bệnh chốc lở ngoài da. Nếu kéo dài, trẻ có thể bị bội nhiễm, biến chứng thành viêm cầu thận cấp hoặc biến chứng khác. Để lại sẹo lâu dài. Sau kiểm tra, bác sĩ kê đơn thuốc. Và hướng dẫn cách gia đình chăm sóc trẻ tại nhà.

Thận trọng khi trẻ bị chốc lở ngoài da
Thận trọng khi trẻ bị chốc lở ngoài da

Bác sĩ cho biết, chốc thường gặp ở trẻ em, bé trai nhiều hơn bé gái. Hoặc người lớn có hệ miễn dịch kém. Bệnh phổ biến hơn vào mùa hè. Nhất là ở những nơi thiếu vệ sinh, dân cư đông. Chốc hay gặp sau một số bệnh da như viêm da cơ địa; ghẻ, thủy đậu, vết đốt do côn trùng, bỏng nhiệt, viêm da.

Bệnh chốc lây ở trẻ là gì?

Trong y học, thuật ngữ chốc hóa thường dùng để chỉ các nhiễm trùng nông thứ phát. Ở một tình trạng da hay vết thương nhất định trên da. Khi vết thương loét sâu thì được gọi là chốc loét. Chốc lở là một trong những bệnh da liễu ở trẻ em rất thường gặp. Đặc trưng của căn bệnh này là những bọng nước; mụn mủ và các vết đóng vảy trên da.

Bệnh chốc lở hay còn gọi là chốc lây ở trẻ là tình trạng da bị nhiễm khuẩn. ởi các liên cầu khuẩn hay tụ cầu khuẩn và gây ra những mụn mủ; bọng nước trên da. Vi khuẩn gây bệnh chốc lở có thể xâm nhập lớp da nông hay sâu. Tùy vào từng trường hợp của người bệnh.

Thông thường có 3 loại chốc lở sau:

Bệnh chốc lây ở trẻ là gì?
Bệnh chốc lây ở trẻ là gì?
  • Chốc không có bọng nước: Là dạng chốc lây ở trẻ phổ biến nhất. Hình thành nên các vết lở và những bóng nước nhỏ. Nguyên nhân có thể do cả khuẩn liên cầu và tụ cầu.
  • Chốc bọng nước: Là dạng chốc lở ngoài da ở trẻ em tiến triển nặng. Và có thể hình thành nên các bóng nước lớn như bị phỏng. Bên trong có mủ và có thể bị vỡ bất cứ lúc nào.
  • Chốc loét: Dạng nặng nhất của bệnh chốc lây. Do vi khuẩn xâm nhập vào lớp sâu của da, có thể do khuẩn liên cầu, tụ cầu hoặc cả hai gây ra.

Điều trị cho trẻ bị chốc lở da

Trẻ khi bị chốc cần chăm sóc kỹ để vết thương nhanh lành và ngăn ngừa lây lan nhiễm trùng. Gia đình nên che vết chốc lại, đồng thời lựa chọn cho trẻ những bộ quần áo thoải mái, thoáng mát, tránh va chạm vết thương.

Đối với trẻ nhỏ, sơ sinh thì không mặc tã, phải giặt đồ riêng và thường xuyên rửa tay với chất diệt khuẩn an toàn để ngăn ngừa sự tích tụ của khuẩn liên cầu, tụ cầu. Rửa vệ sinh vết loét một lần mỗi ngày với nước ấm. Cắt móng tay thường xuyên để đảm bảo vi khuẩn không tụ dưới móng khi trẻ gãi, hạn chế tổn thương da và gây vỡ bóng nước.

Theo như netramm.com, tuyệt đối không nên tắm nước lá cây, không tắm trẻ trong chậu nước, tránh lây ra khắp cơ thể của trẻ.

Các biện pháp dự phòng khác là để trẻ được vui chơi ở nơi thoáng mát, sạch sẽ. Vào mùa hè, gia đình nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nhà cửa và nơi vui chơi của trẻ, tránh bụi, tránh chơi gần các vật cứng nhọn và nơi gần vật nuôi, tránh côn trùng. Đảm bảo cho trẻ uống đủ nước và ăn nhiều trái cây, rau xanh. Hạn chế đến những nơi thiếu ánh sáng dễ bị côn trùng đốt và khi phát hiện bệnh thì phải điều trị ngay, đề phòng lây lan và biến chứng.