Trong thiên nhiên có 1 số quả trông rất ngon mắt, dễ để ‘dụ’ trẻ em hái ăn. Nhưng ẩn dưới lớp vỏ đẹp thì có thể là chất gây độc cho cơ thể. Dịp hè cũng là thời điểm bị gia tăng các ca ngộ độc do ăn quả… lạ.
Đã từng có năm trẻ em, trong đó 1 trẻ tử vong, 2 trẻ hôn mê sâu trong bệnh viện ngay sau khi cùng nhau ăn vải lúc đói ở huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng. Sự việc đáng tiếc này cần phải được cảnh báo khi mà không phải lần đầu trẻ em bị ngộ độc tập thể do ăn trái cây lạ.
Trẻ em bị ngộ độc thức ăn và ngộ độc thực phẩm nhẹ sẽ thường có biểu hiện: buồn nôn, đau bụng và nôn nhiều lần, tiêu chảy kèm theo sốt cũng như khô môi, khát nước, thở nhanh, mệt lả…
Ngộ độc thực phẩm rất dễ được phát hiện ra, bởi vì biểu hiện của ngộ độc thường xảy ra ngay sau khi ăn hay uống 1 thực phẩm bị nhiễm độc thường là 1 vài giờ hoặc vài ngày sau đó. Người bị ngộ độc thường sẽ có cảm giác buồn nôn và nôn ngay, có khi sẽ nôn cả ra máu, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần (phần phân, nước tiểu có thể có máu) có thể là không sốt hay sốt cao trên 38 độ C.
Mục Lục
Ngộ độc trái cây lạ dẫn đến tử vong
Hai bé Hầu Mí Sình, 11 tuổi và Hầu Mí Đình, 9 tuổi, đi lấy củi và tự hái quả hồng châu trong rừng ăn, sau đó đau đầu, hoa mắt, tử vong dù được cấp cứu.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hà Giang ngày 7/8 thông tin, hai bé ở thôn Lù Cao Ván, xã Sủng Cháng, huyện Yên Minh. Chiều hôm trước đó, cháu Hầu Mí Sình và cháu Hầu Mí Đình đi rừng lấy củi cách nhà khoảng 100 mét và tự hái quả ở trong rừng ăn, cụ thể là quả hồng châu. Cháu Sình ăn 4 quả còn cháu Đình không biết số lượng quả đã ăn. Đến khoảng 17 giờ cùng ngày, cả hai cháu có các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, đau bụng nhiều đi ngoài phân lỏng, nôn nhiều lần. Gia đình lập tức đưa hai cháu đi Bệnh viện đa khoa Khu vực Yên Minh khám.
Hai bệnh nhi nhập viện trong tình trạng ly bì, mệt nhiều, đau bụng. Đi ngoài phân lỏng toàn nước, nôn nhiều, đau đầu, chóng mặt… Đến ngày 7/8, cháu Hầu Mí Đình do bệnh quá nặng đã tử vong; còn bệnh nhân Hầu Mí Sình được chuyển lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang. Tuy được điều trị tích cực, cháu Hầu Mí Sình không qua khỏi. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hà Giang thành lập đoàn điều tra xác minh nguyên nhân ngộ độc là do hai cháu ăn quả hồng châu.
Quả hồng châu là nguyên nhân của vụ việc này
Quả hồng châu tròn to gần bằng quả trứng gà, vỏ nhẵn mượt không có lông, quả non vỏ màu xanh nhạt, khi quả chín vỏ có màu tím và hơi mềm, bửa vào trong có lớp vỏ mầu hồng, mỗi quả có từ 4-6 hạt, các hạt có một lớp cùi màu trắng đục, nhiều nước và mềm bao bọc, bên trong cùi có một hạt to bằng hạt ngô có màu tím và hơi dẹp. Quả hồng châu chín khoảng tháng 6, 7, 8 hàng năm. Quả chứa nhiều độc tố như alcaloid, chứa chính trong nhân hạt. Độc tính của chúng tác động chủ yếu lên tế bào cơ tim và gây phù phổi cấp.
Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân. Đặc biệt là các em học sinh tuổi thiếu niên và nhi đồng. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm khuyến cáo người dân. Tuyệt đối không sử dụng hoa quả. Thực vật lạ, nghi ngờ độc hại để ăn uống. Trước đó ngày 4/8, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hà Giang cũng thông tin. Một học sinh tại thôn Khúa Lủng, xã Tả Phìn, huyện Đồng Văn tử vong vì ăn quả hồng châu.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức an toàn thực phẩm. Và biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên. Các vụ ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên vẫn xảy ra tại những địa bàn vùng sâu.
Theo dõi netramm.com để cập nhật thêm những thông tin hữu ích mới nhất.