Trẻ bị tiêu chảy cấp cần bổ sung thêm Oresol, vẫn bú mẹ và ăn uống bình thường và tránh thực phẩm giàu chất béo. Bác sĩ Châu Tố Uyên, khoa Tiêu hóa, tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM, đã cho biết tiêu chảy là tình trạng đi ngoài bị ra phân lỏng hoặc tóe nước ít nhất 3 lần trong 24 giờ. Bệnh tiêu chảy cấp ít khi gây nghiêm trọng, hầu như phụ huynh sẽ chỉ cần chăm sóc bé tại nhà.
Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách và thật kịp thời có thể dẫn đến tình trạng mất nước và mất cân bằng các chất điện giải (natri và kali, clorua), ảnh hưởng đến sức khỏe và cả tính mạng của trẻ. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 1,5 cho đến 2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị tử vong do tiêu chảy. Đây là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong ở trẻ em sau khi nhiễm trùng đường hô hấp. Do đó, chăm sóc đúng cách và các phòng ngừa cho trẻ bị tiêu chảy ở nhà rất quan trọng.
Mục Lục
Tiêu chảy là gì? Có bao loại tiêu chảy thường gặp ở trẻ nhỏ?
Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi tiêu từ 3 lần trở lên trong ngày. Kèm theo phân lỏng có nhiều nước. Đây là một tình trạng vô cùng phổ biến. Mà hầu hết mọi trẻ em đều có thể mắc phải. Đôi lúc, tiêu chảy có thể kéo dài 1 hoặc 2 ngày và tự biến mất. Nếu tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày. Con bạn có thể gặp vấn đề nghiêm trọng hơn.
Có 2 loại tiêu chảy thường gặp ở trẻ. Bao gồm tiêu chảy tạm thời và tiêu chảy mãn tính. Cụ thể:
- Tạm thời: Tiêu chảy kéo dài 1 hoặc 2 ngày rồi khỏi. Điều này có thể do thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm bởi vi khuẩn (nhiễm vi khuẩn). Điều này cũng có thể xảy ra khi bé bị bệnh do vi rút.
- Mãn tính: Đây là dạng tiêu chảy kéo dài trong vài tuần. Điều này có thể do một vấn đề sức khỏe khác như hội chứng ruột kích thích gây ra. Ngoài ra, tiêu chảy mãn tính cũng có thể được gây ra bởi một bệnh đường ruột (Viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, bệnh celiac… )
Tiêu chảy cấp cần bù lại lượng nước đã mất
Bác sĩ khuyên khi con bị tiêu chảy cấp cần bù lại lượng nước đã mất bằng cách uống Oresol. Dung dịch này chứa glucose và chất điện giải, được pha chế theo tỷ lệ thích hợp. Để thay thế nước và các chất điện giải bị mất do ói, đi tiêu…
Với trẻ không bị mất nước, sẽ tiếp tục ăn chế độ ăn bình thường. Trẻ đang bú mẹ nên tiếp tục bú, trừ khi phụ huynh được bác sĩ hướng dẫn khác.
Sau khi được bù nước, ngay cả những trẻ bị tiêu chảy nặng vẫn có thể tiếp tục chế độ ăn bình thường. Bác sĩ Uyên cho hay. Hầu hết trẻ em bị tiêu chảy đều dung nạp được các sản phẩm sữa bò nguyên chất. Không cần thiết phải pha loãng hoặc ngừng sữa. Trừ trường hợp trẻ bị dị ứng với sữa bò.
Các loại thực phẩm trẻ có thể ăn như tinh bột (Gạo, lúa mì, khoai tây, bánh mì,…); thịt nạc, sữa chua, trái cây và rau. Phụ huynh nên tránh thực phẩm giàu chất béo, vì khó hấp thụ; tránh đồ uống thể thao vì chúng có nhiều đường và có nồng độ chất điện giải không phù hợp cho trẻ bị tiêu chảy. Các bữa ăn nên được chia nhỏ nhiều lần, giảm nguy cơ trẻ nôn ói thêm.
Phụ huynh cần theo dõi con sát sao
Đặc biệt, phụ huynh cần theo dõi con sát sao. Khi trẻ tiêu chảy có máu, từ chối ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong hơn vài giờ ở trẻ sơ sinh và hơn tám giờ ở trẻ nhỏ, mất nước từ trung bình đến nặng, đau bụng từng cơn hoặc dữ dội, thay đổi hành vi, thờ ơ hoặc giảm phản ứng, nôn dữ dội, lặp đi lặp lại… thì cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
Theo bác sĩ Uyên, nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy cấp là nhiễm virus. Ngoài ra còn có nhiễm trùng vi khuẩn, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh và nhiễm trùng ngoài hệ tiêu hóa. Cha mẹ chăm sóc con bị tiêu chảy, cần rửa tay. Không cho con đi học, đi bơi cho tới khi khỏi bệnh.
Rửa tay bằng xà phòng trong 15-30 giây là cách đơn giản và hiệu quả để ngăn ngừa bệnh lây lan. Cần rửa tay sạch sẽ sau khi thay tã hoặc chạm vào bất kỳ vật dụng nào dính bẩn, trước và sau khi chuẩn bị thức ăn và ăn uống, sau khi đi vệ sinh, sau khi xử lý rác hoặc quần áo bẩn, hay khi chạm vào động vật, hoặc xì mũi, hắt hơi…
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi và tiếp tục đến khi trẻ hai tuổi để ngăn ngừa tiêu chảy. Thực phẩm, nước uống của trẻ cần được nấu chín, đun sôi trong ít nhất 5 phút. Nhà vệ sinh phải được đặt cách nguồn nước uống trên 10 mét và xuống dốc so với nguồn nước.
Theo như netramm.com tìm hiểu, hiện đã có vaccine phòng tiêu chảy. Dự kiến năm 2022, Việt Nam sẽ có ít nhất hai loại vaccine phòng tiêu chảy miễn phí, theo chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia.