Các bài thuốc dân gian đã vô cùng thân thuộc với chúng ta ngay từ thời âu thơ. Khi chưa điều chế được thuốc đặc trị thì mọi người đều dựa trên những kinh nghiệm, những bài thuốc dân gian để chưa các bệnh như ho và cảm. Hành tây và hành lá là những gia vi trong món ăn của Việt Nam nhưng cũng là các thành phần quan trong các bài thuốc dân gian. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những bài thuốc dân gian từ hành lá và hành tây để cải thiện sức khỏe trong mùa dịch nha!
Mục Lục
Giới thiệu về hành lá
Hành lá hay còn được gọi là hành hương, hành hoa hoặc hành ta. Tại một số nước, hành lá có các tên Tiếng Anh khác nhau như Green onion hoặc Welsh onion.
Tuy nhiên nhiều người thường dễ bị nhầm lẫn chúng với những loại hành khác, chẳng hạn như hành tây cho nên những tên gọi này thường ít khi được sử dụng.
Hành có vị cay, tính nóng, tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, lợi tiểu, trợ tiêu hóa, sát trùng, an thai. Thường dùng chữa cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, đầy bụng, ăn uống không tiêu.
Dùng ngoài giã nát, đun sôi để rửa vết thương; đắp lên trán và thái dương làm dịu thần kinh giảm đau đầu. Hành cũng chứa chất kháng khuẩn. Khi dịch bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, nên ăn hành sống để dự phòng.
Hành có thể kích thích tuyến mồ hôi nên được sử dụng như một thức ăn giải độc. Tinh dầu hành có tác dụng sát khuẩn mạnh. Dùng ngoài chữa mụn nhọt, chủ yếu làm mụn chóng mưng và vỡ mủ.
Nước ép hành rất tốt cho việc điều trị bệnh thiếu máu. Hợp chất lưu huỳnh có trong gia vị này giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
Bài thuốc dân gian từ hánh lá
Trị cảm cúm, nhức đầu: Hành ta 3 củ cả lá, tía tô 1/2 bó, gừng tươi 3 lát, trứng gà 1 quả, gia vị vừa đủ. Đập trứng gà vào bát, thái hành, tía tô, gừng, gia vị đánh đều. Lấy 1 nắm gạo tẻ nấu thành cháo. Cháo chín trên bếp cho bát trứng vào, khuấy đều, ăn nóng.
Hành lá có một mùi vị rất đặc trưng, với vị cay nhẹ dễ kết hợp với các món ăn hàng ngày. Chúng thường được sử dụng để làm gia vị cho các món như canh hầm, thịt lợn xào, phở…Giúp món ăn trông bắt mắt và ngon miệng hơn.
Động thai: Hành ta tươi 60g, sắc uống.
Thuốc long đờm, giảm ho:Củ hành nhỏ 20g-30g, nghiền nát hoặc ép lấy nước trộn với đường phèn. Mỗi lần 1-2 thìa cà phê. Ngày 2-3 lần.
Hành tây, hành ta giải cảm, giúp tiêu hóa, an thần kinh
Nguồn gốc của hành tây
Hành tây vị cay, tính ấm. Tác dụng giải biểu, điển hình với công dụng ngăn ngừa cảm cúm, kiện tỳ, hòa trung, tiêu thực sát trùng, lợi tiểu tiện.
Hành tây thường được trồng vào cuối hè để chúng phát triển trong mùa đông, sẵn sàng cho thu hoạch vào mùa xuân. Mặc dù tuổi đời của hành tây thường dài hơn hành lá, nhưng chúng vẫn thuộc loại hành non, được thu hoạch khi chúng ở độ tuổi chín muồi.
Các nhà khoa học Hà Lan và Trung Quốc cho biết: Ăn hành tây đều đặn hàng ngày có thể ngăn ngừa 50% ung thư dạ dày. Vì trong hành tây có hợp chất sulfur hữu cơ chống ung thư và một số chất chống độc khác với chất gây ung thư và sự phát triển của các tế bào ác tính.
Các nhà y học Hà Lan giới thiệu một thực đơn hàng ngày với 1- 2 củ hành tây trong bữa ăn chính… rất tốt với bệnh tim mạch.
Người tăng huyết áp nên ăn hành tây
Các bài thuốc dân gian đến từ hành tây
Chữa cảm lạnh, đau đầu nghẹt mũi: Hành tây 1 củ, cắt nhỏ, luộc qua ép lấy nước uống.
Trị phong thấp: Hành tây 3 củ, cắt lát, nước 400ml, đun khoảng 10-15 phút. Chia uống trong ngày. Ngày uống 2 lần vào sáng và tối.
Trị đau bụng, tiêu chảy: Vỏ lụa hành tây 1 nắm. Đun lấy nước uống trong ngày. Nghẹt mũi, khó thở: Cắt một lát hành tây để vào mũi.
Hỗ trợ điều trị bệnh gút: Hành tây thái nhỏ vừa đủ lượng, trộn 1 quả trứng gà, thêm gia vị hấp hoặc rán. Ăn cách nhật.
Giúp hạ huyết áp: Hành tây 1-2 củ cắt lát, trộn đường ăn liền hoặc nấu nước uống thường xuyên. Kích thích tiêu hóa và làm ấm bụng: Hành tây thái lát, phơi khô, nấu nước uống.
Trị mụn, chữa nám, tàn nhang, làm mờ sẹo: Nước ép hành tây xoa kiên trì, đều đặn hàng ngày. Hành có tác dụng kháng khuẩn mạnh, trừ đờm, giúp tiêu hóa, giảm đau, an thần.
Theo tài liệu nước ngoài, uống nước hãm củ hành vào sáng sớm. Và trước khi đi ngủ sẽ giảm được hiện tượng nhức mỏi, chống đau, điều hòa thần kinh.