Cây mã đề – bài thuốc quý của dân gian mọc ở khắp các làng quê Việt Nam

Cây mã đề là loại cây có sức sống trường tồm, nó có thể mọc ở bất kì nơi đâu. Chúng không cần chăm sóc cũng có thể phát triển mạnh mẽ. Mặc dù vậy nhưng công dụng chữa bệnh của chúng vô lớn đối với cơ thể. Chúng chính là một vị thuốc quý trong số những bài thuốc của dân gian của Việt Nam. Nếu bạn chưa biết về cây mã đề và những tác dụng của nó mang lại thì hãy tham khảo bài viết chi tiết của chúng tôi về cây mã đề và công dụng của chúng đối với sức khỏe của mọi người tại đây nha!

Giới thiệu về cây mã đề

Trong Đông y, cây mã đề còn được gọi là “mã tiền xá”, tên khoa học là Plantago asiatica. Mã đề thuộc nhóm cây thân thảo, sinh sản bằng cách chia nhánh hoặc bằng hạt. Cây mã đề cao tầm 10 – 15 cm, lá có hình thìa và gân hình cung.

Rau mã đề mọc quanh năm, nhổ hết cây già thì lại lên cây non, nhiều gia đình dùng để làm cây thuốc chữa bệnh.

Theo lương y Vũ Quốc Trung, mã đề hay còn có tên xa tiền thảo, nhả én. Mã đề có tính hàn, vị ngọt không độc; có tác dụng thanh phế, lợi tiểu, can phong nhiệt, chỉ tả, sáng mắt…

Người ta đã so sánh 100g lá mã đề thì có chứa một lượng vitamin A tương đương với một củ cà rốt. Ở phần lá của cây rất giàu Canxi và các chất khoáng có ích đối với cơ thể.

Giới thiệu về cây mã đề
Chúng mọc ở khắp mọi nơi.

Glucozit có nhiều trong thân cây mã đề. Lá cây có vị đắng, chứa chất nhầy và vitamin C, K.

Lá mã đề chứa các thành phần như axit phenolic, iridoid (catalpol, aucubosid), nhiều flavonoid: quercetin, apigenin, baicalin…, chất nhầy. Hạt chứa nhiều chất nhầy, dầu béo và các chất đường.

Tác dụng của cây bao gồm lợi tiểu, lợi mật, chống viêm loét, trừ đờm, chống ho, chống lỵ… Cả lá và hạt của mã đề đều có tác dụng lợi tiểu, lợi mật…

Tác dụng của cây đối với đời sống

Tác dụng chính của loại cây này là điều trị đái dắt, ho lâu ngày, viêm phế quản, dịch tả, lỵ và một số chứng bệnh khác đôi khi lại gây nhức mắt. Một số dấu hiệu khác như đau mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều, gây lợi tiểu, hoặc làm cho thanh phế hóa đàm thì sử dụng mã đề cũng có tác dụng.

Theo y học cổ truyền, mã đề có tác dụng thanh nhiệt, chỉ ho, tiêu đờm, lợi tiểu. Đồng thời, loại thảo dược này có tác dụng hiệu quả trong trị ho, long đờm, tiểu ra máu, viêm gan, ứ mật, viêm loét dạ dày– tá tràng. Liều lượng là mỗi ngày 10-16g, dạng nước sắc.

  • Chữa chứng bí tiểu tiện, lợi tiểu

Dùng 12g hạt mã đề sắc uống làm nhiều lần trong ngày, có thể sắc cùng một ít lá mã đề uống cũng tốt.

  • Chữa viêm phế quản

Mỗi ngày dùng 6 – 2g hạt mã đề hay dùng cả cây sắc uống nhiều lần trong ngày.

Tác dụng của cây đối với đời sống
Cây mã đề khi phơi khô.
  • Chữa chốc lở ở trẻ nhỏ

Dùng một nắm rau mã đề tươi, rửa sạch thái nhỏ, nấu với 100g -150g giò sống. Cho trẻ ăn liền trong nhiều ngày sẽ khỏi. Nếu trẻ nhỏ ăn canh này thường xuyên phòng được chốc lở.

  • Chữa chứng tiểu ra máu, cơ thể nhiệt ở người già

Dùng hạt mã đề (một vốc) giã nát bọc vào khăn vải sạch đổ 2 bát nước, sắc còn một bát, bỏ bã, đổ vào nước ấy 3 vốc hột kê và nấu thành cháo ăn khi đói; ăn nhiều mắt sáng làm người mát.

  • Chữa ho

Nước sắc mã đề có tác dụng trừ đờm.