Tình trạng trẻ khó đi tiêu và đau đớn do táo bón gây ra khiến các mẹ lo lắng. Một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đó là chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Mỗi tuần bé chỉ đi tiêu từ 1 đến 2 lần thì được gọi là táo bón.
Khi bệnh lý này kéo dài, trẻ dễ bị ám ảnh mỗi khi đi tiêu. Đồng thời, hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các mẹ có thể dựa trên các triệu chứng của bệnh táo bón để cân chỉnh chế độ ăn cũng như bổ sung nước cho trẻ phù hợp.
Mục Lục
Triệu chứng và tác hại của táo bón đối với trẻ nhỏ
Táo bón là tình trạng bất thường của hệ tiêu hóa, vấn đề khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Trẻ bị táo bón sẽ không đi tiêu thường xuyên. Mỗi khi đi ngoài phân thường cứng, khô. Điều này làm khiến nhiều bé khóc, khó chịu, thậm chí là sợ hãi mỗi khi đi tiêu.
Một số triệu chứng táo bón ở trẻ nhỏ thường gặp là:
- Đau bụng.
- Phân rắn và khô.
- Chảy máu hậu môn.
- Cảm giác đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
- Gặp khó khăn và mất rất nhiều thời gian cho mỗi lần đi tiêu.
- Nhiều ngày không đi tiêu, so với tần suất đi tiêu bình thường của bé.
Thông thường, vấn đề táo bón có thể tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên, khi tình trạng táo bón kéo dài, bé hình thành nỗi sợ đi đại tiện. Chủ động nhịn đi tiêu sẽ làm cho tình trạng ngày càng trầm trọng hơn. Dẫn đến các vấn đề như chảy máu khi đi vệ sinh, nứt/rách niêm mạc hậu môn,…
Ngoài ra, táo bón còn ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột. Làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng khiến bé chậm lớn. Trẻ bị táo bón, nhất là khi bị táo bón lâu ngày sẽ dễ bị căng thẳng, hay quấy khóc, cáu gắt.
Lý do gây nên tình trạng táo bón ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân gây táo bón ở trẻ nhỏ, bao gồm:
- Uống không đủ nước và chế độ ăn thiếu chất xơ: Việc bổ sung nước và chất xơ không đầy đủ sẽ khiến trẻ rất dễ bị táo bón. Do nhu động ruột của trẻ hoạt động không hiệu quả.
- Ít vận động: Vận động giúp kích thích nhu động ruột. Trẻ ít vận động khiến phân dễ bị tắc ứ lâu trong ruột, dần trở nên khô cứng.
- Thói quen nhịn đi tiêu: Bé ham chơi, ngại xin phép người lớn. Mới đi học hay đi chơi xa, lạ chỗ, lạ nhà vệ sinh hoặc từng gặp khó khăn trong việc đi ngoài. Nên có thể chủ động nhịn đi tiêu trong thời gian dài dẫn đến táo bón.
- Stress: Bé có thể bị táo bón khi căng thẳng, lo lắng về điều gì đó. Chẳng hạn như: gia đình có vấn đề, thay đổi môi trường sống, chuẩn bị đi học,…
- Bệnh lý: Một số bệnh lý về ruột có thể khiến trẻ bị táo bón.
Cách khắc phục bệnh táo bón cho trẻ nhà bạn
Tình trạng táo bón ở trẻ thường tự hết và không cần chữa trị. Tuy nhiên, nếu trẻ bị táo bón lâu ngày, lặp đi lặp lại. Mẹ hãy giúp bé cải thiện bằng 6 gợi ý sau:
Bổ sung nước hằng ngày
Trẻ nhỏ cần uống ít nhất 3 đến 4 ly nước một ngày (trung bình khoảng 1 lít). Mẹ có thể cho con uống kết hợp nước lọc và nước ép rau củ quả để bổ sung chất xơ cho trẻ.
Rèn luyện vận động cho trẻ
Bé cần vận động, chạy nhảy, vui chơi ít nhất 30 phút/ngày. Mẹ có thể cho bé chơi các môn thể thao như bơi lội, võ thuật, đá bóng,… để rèn thói quen vận động cho bé từ nhỏ.
Cung cấp nhiều chất xơ trong bữa ăn
Chất xơ trong thực phẩm giúp làm mềm phân và đẩy chất thải ra ngoài nhanh hơn. Mẹ có thể bổ sung chất xơ cho trẻ bằng cách cho bé ăn táo, lê, cam, chuối, yến mạch, bánh mì nguyên cám, các loại rau xanh,…
Một số món mẹ có thể làm để “dụ” bé ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ hơn là sinh tố chuối và rau bó xôi nấu canh. Bánh mì nguyên cám phết mứt trái cây, sữa chua trộn hoa quả và yến mạch…
Mẹ nên bổ sung sữa cho trẻ
Với trẻ từ 2 – 6 tuổi, chế độ ăn không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu dưỡng chất cho quá trình phát triển của trẻ. Do đó, để con yêu phát triển tối ưu, cha mẹ cần được bổ sung sữa công thức vào chế độ ăn của bé.
Khi chọn sữa cho bé, mẹ nên ưu tiên lựa chọn:
- Sữa có thành phần đạm chất lượng cao: Đạm chất lượng cao là đạm đã được cắt nhỏ thành các đoạn dễ tiêu hóa. Giúp hệ tiêu hóa của bé hấp thu dinh dưỡng dễ dàng, hạn chế kích ứng.
- Sữa có bổ sung các lợi khuẩn tự nhiên trong ruột như Bifidobacteria: Các lợi khuẩn đường ruột được xem là “chiến binh cắm chốt” ở hàng rào màng nhầy niêm mạc ruột. “Các chiến binh này” không chỉ tham gia chiến đấu với các hại khuẩn và vi rút gây đầy hơi, táo bón. Mà còn làm “anh nuôi” hỗ trợ các chủng lợi khuẩn khác phát triển. Góp phần tái lập tình trạng cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Giúp bé tăng cường đề kháng, phát triển khỏe mạnh.
Tập cho bé thói quen đại tiện
Nếu bé sợ đi tiêu, có thói quen nhịn đi đại tiện. Hãy tập cho bé ngồi bô hay ngồi toilet ít nhất 10 phút vào một khoảng thời gian cố định mỗi ngày (tốt nhất là 30 phút sau khi ăn). Cố gắng không gây áp lực cho bé dù bé đi được hay không. Hãy kiên nhẫn để bé dần hình thành thói quen mới.
Tắm nước ấm cho trẻ thường xuyên
Mẹ có thể cho bé tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm. Nhẹ nhàng massage bụng cho bé để giúp con thư giãn và làm mềm phân.
Trường hợp đã thử đủ cách mà tình trạng táo bón của bé vẫn tiếp diễn. Kéo dài 2-3 tuần hay vấn đề ngày càng nghiêm trọng hơn. Ví dụ như bé đi ngoài có nhầy máu, mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám càng sớm càng tốt.
Một số loại trái cây mẹ tuyệt đối không dùng cho trẻ táo bón
Quả hồng
Quả hồng là một loại trái cây phổ biến, có vị ngọt, ngon. Nên rất được nhiều mẹ ưa chuộng. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, loại quả này có thể gây táo bón cho bé. Theo các chuyên gia, quả hồng có chứa một lượng lớn tannin. Một hợp chất được cho là làm giảm sự tiết và co thắt ruột, làm chậm quá trình đào thải phân.
Quả hồng xiêm
Hồng xiêm có khá nhiều vitamin C, B và các chất khoáng như kali, canxi, phốt pho, magiê. Đồng thời lại chứa rất nhiều đường và chất béo nên sẽ làm trẻ khó tiêu hóa. Vì thế mẹ nên hạn chế cho bé ăn khi đang bị táo bón.
Quả mơ
Quả mơ chứa hàm lượng lớn vitamin A, C, chất xơ cùng một số nguyên tố vi lượng khác. Tuy nhiên mẹ nên tránh sử dụng cho bé ăn dặm. Vì trong quả mơ có nhiều chất kết dính có thể làm chuyển động của ruột không đều. Khiến tình trạng táo bón của bé trở nên khó dứt điểm hơn.
Mời bạn xem thêm các bài viết thú vị và bổ ích khác tại đây.