Sữa mẹ được biết đến là nguồn dinh dưỡng không có thực phẩm nào sánh bằng. Thế nhưng, khi trẻ phát triển thì cần bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn thông qua ăn dặm. Nhiều mẹ thường đau đầu vị thấy trẻ sụt cân sau cai sữa.
Để cải thiện tình trạng sụt cân sau cai sữa cho trẻ. Các bà mẹ nên cai sữa từ từ cho trẻ, tăng thêm các thực phẩm thay thế phù hợp. Từ đó, bé sẽ dễ thích nghi hơn và dễ dàng cai sữa mẹ hơn. Từ đó, tình trạng sụt cân cũng sẽ cải thiện đáng kể ở trẻ nhà bạn đấy.
Mục Lục
Thực đơn giúp trẻ phát triển trước khi cai sữa
Sau khi sinh cho đến khoảng 4 – 6 tháng tuổi bé chỉ cần bú sữa mẹ là đủ. Khi bé ngoài 6 tháng tuổi, có thể bắt đầu cho bé ăn dặm. Thực đơn ăn dặm của bé cần phải đủ chất dinh dưỡng. Phải có thịt, cá, trứng, dầu, mỡ, rau quả tươi,… chế biến dưới dạng bột, cháo, súp.
Khi bé được hơn 1 tuổi, nếu không có điều kiện hoặc vì những lý do bất khả kháng có thể cai sữa cho trẻ. Tuy nhiên để tận dụng nguồn dinh dưỡng quý giá trong sữa mẹ tốt nhất. Nên cho bé tiếp tục bú mẹ đến 18 – 24 tháng tuổi hãy cai sữa.
Thức ăn thay thế giúp trẻ hạn chế sụt cân sau cai sữa
Khi bắt đầu cai sữa cho bé, người mẹ cần chú ý tiến hành từ từ. Tránh để bé không thích nghi kịp dẫn đến việc cai sữa thất bại hoặc bé quấy khóc. Biếng ăn dễ dẫn đến suy dinh dưỡng.
Cách thực hiện là tăng thêm thức ăn phụ. Giảm thiểu số lần cho bé bú và thời gian cho bé bú. Có thể thay sữa mẹ bằng sữa bò, sữa công thức để tăng cường dinh dưỡng.
Chú ý bổ sung dinh dưỡng phù hợp cho bé
Để trẻ tăng cân tốt, bữa ăn của trẻ cần có đầy đủ chất dinh dưỡng: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và vi chất dinh dưỡng cần thiết khác. Nhất là chất đạm (thịt, cá, trứng, đậu, đỗ…) chất béo (dầu, mỡ) và các loại rau quả chứa nhiều vitamin. Thức ăn cần nấu nhừ, chín kỹ hoặc xay nhuyễn để bé không bị hóc, dễ tiêu hóa và hấp thu tốt.
Trong thời gian đầu mới cai sữa, cha mẹ không nên ép bé ăn quá nhiều. Bé chưa quen được với chế độ ăn mới sẽ khó chịu. Dễ nôn trớ và có tâm lý sợ ăn dẫn đến biếng ăn. Vì vậy, để bé ăn uống ngon miệng hãy chia thành nhiều bữa trong ngày và thường xuyên đổi thực đơn cho bé. Cho bé ăn nhiều món mà bé thích và thường xuyên thay đổi món. Có thể trang trí món ăn bằng các hình thù ngộ nghĩnh. Vui mắt để thu hút sự chú ý của bé, giúp bé ăn được hết suất.
Phụ huynh nên theo dõi cân nặng của trẻ trong thời gian cai sữa
Cha mẹ cần lưu ý theo dõi phát triển cân nặng của bé trong thời gian cai sữa. Nếu bé chậm tăng cân thì phải xem lại chế độ ăn và khả năng hấp thụ của bé để điều chỉnh cho phù hợp.
Nếu bé ăn quá ít, hay quấy khóc và có biểu hiện suy dinh dưỡng. Phụ huynh cần đưa trẻ đi khám bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể.
Thời điểm tốt nhất để ngừng cho con bú sữa mẹ
Có nhiều lý do khiến bạn quyết định ngừng cho con bú sữa mẹ. Tuy nhiên, lý do quan trọng nhất vẫn nằm ở bạn. Bạn không cần phải giải thích sự lựa chọn của mình cho bất cứ ai. Thế nhưng, thời điểm nào là tốt nhất để cho bé ngưng bú sữa mẹ?
Nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời của trẻ là điều tốt nhất mà bạn có thể làm cho con. Sau 6 tháng, bạn nên cho bé ăn dặm hoặc bú thêm sữa bình để con nhận đủ những dưỡng chất thiết yếu. Từ thời điểm này trở đi, bạn có thể cai sữa cho bé mà không gây hại gì.
Việc nuôi con bằng sữa mẹ mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời. Thế nhưng, nhiều trường hợp người mẹ gặp phải vấn đề sức khỏe và cần ngừng cho con bú lại gặp khá nhiều khó khăn. Trên thực tế, cũng vì điều này mà không ít mẹ bỉm sữa dần trở nên mệt mỏi. Thậm chí bị trầm cảm sau sinh.