Cây đậu đen và các bài thuốc dân gian từ đậu đen

Cây đậu đen đã rất thân thuộc với làng quê Việt Nam. Nó được trồng nhiều ở phía Bắc Việt nam. Nó chế biến được rất nhiều món ăn như là chè đậu đen vào mùa hè giúp thanh mát cơ thể,… Nhưng ngoài là thành phần của các món ăn, nó còn góp mặt trong một số bài thuốc quý chữa được rất nhiều bệnh. Mà giá thành thì vô cùng dễ và dễ bảo quản. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thành phần có trong cây đậu đen và công dụng của nó trong việc chữa bệnh nha!

Cây đậu đen ở làng quê Việt

Đậu đen cũng là một trong những vị thuốc quý của nước ta. Tác dụng của đậu đen được ứng dụng vào việc chữa các bệnh tiểu đường, say nắng, đau bụng, …

Đậu đen hay còn gọi là đỗ đen [Vigna cylindrica ( L.) Skeels], họ Đậu (Fabaceae). Ở nước ta được trồng phổ biến ở hầu hết các tỉnh phía bắc.

Sau khi thu hoạch các quả chín già, đem phơi khô, rồi đập vỏ, sàng sẩy để lấy hạt. Hạt đậu đen hình thận có vỏ màu  đen tím. Sau khi có hạt, tiếp tục được phơi khô đến khi hạt săn lại. Bảo quản trong các dụng cụ kín để dùng quanh năm.

Đỗ đen là một loại thực phẩm có sẵn chúng ta có thể dung hàng ngày. Đây là loại thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng vô cùng tốt cho sức khỏe.

Cây đậu đen ở làng quê Việt
Công dụng của đỗ đen đối với sức khỏe.

Đỗ đen chứa nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Vitamin A giúp sáng mắt, chữa bệnh chậm lớn, còi xương ở trẻ em. Giúp tăng cường sức khỏe cho phụ nữ đang cho con bú và người mới ốm dậy…

Đỗ đen là thực phẩm rất giàu chất xơ nên có hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Bởi chất xơ giúp no lâu và hạn chế cảm giác thèm ăn.

Đậu đen là loại hạt chứa nhiều chất xơ không hòa tan nên có tác dụng hạn chế những bệnh liên quan đến tiêu hóa.

Thành phần trong hạt đậu đen

Trong đậu đen cóglucid, protein, lipid, các vitamin A, B1, B2 PP, C; giàu a xít  amin: lysin, tryptophan, phenylalanin, threonin, valin, leucin, isoleusin, arginin, histidin; các nguyên tố vô cơ: Ca, P, Fe…

Selenium tìm thấy trong đỗ đen giúp thanh lọc những chất độc hại, có thể phát triển thành căn bệnh ung thư ra khỏi cơ thể. Selenium còn ngăn ngừa viêm và giảm sự phát triển của khối u.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những bệnh nhân mắc tiểu đường loại 1, khi ăn  nhiều chất xơ có thể giảm nồng độ Glucose trong máu.

Đậu đen rất tốt cho người tiểu đường bởi 1 chén đỗ đen nấu chín có tới 15g chất xơ, tương đương khoảng 50% nhu cầu chất xơ của mỗi người/ngày.

Đậu đen được sử dụng rất rộng rãi trong việc chế biến các thực phẩm thường nhật với tính chất bồi dưỡng sức khỏe.

Tác dụng trong điều trị bệnh

Trị đau bụng dữ dội, đậu đen 50g (sao hơi cháy), sắc nước uống.

Trị tiểu đường: đậu đen, thiên hoa phấn đồng lượng 12 – 16g, sắc uống, ngày một thang.

Trị trúng thử (say nắng, say nóng) người choáng ngất, bất tình, hoặc thấp tà còn ở biểu, gây sưng đau toàn thân, khó thở. Dùng 20g sắc uống.

Trị cảm mạo phong nhiệt, biểu hiện sốt cao, đau đầu, hoa mắt, đâụ quyển 20g sắc uống; hoặc phối hợp với hoắc hương, bán hạ, trúc diệp, hoạt thạch,  mỗi vị 12g,  uất kim, ý dĩ, mỗi vị 8g,  hạnh nhân, 6g. Sắc uống, ngày một thang, chia 3 lần.

Tác dụng trong điều trị bệnh
Nước đậu đen rất tốt cho sức khỏe.

Trị gân cơ co rút, gối đau nhức, nóng dạ dầy, táo bón, đậu quyền 500g; váng sữa bò hoặc sữa dê 30g, trộn đều, nghiền thành bột mịn, uống với nước ấm trước bữa ăn.

Ngoài ra, đỗ đen còn được bào chế một dạng khác gọi là đậu sị hay đạm đậu sị. Đạm đậu sị dùng trị một số chứng bệnh:

Trị ra nhiều mồ hôi sau khi bị nôn nhiều, người  buồn bực, vật vã, mất ngủ, đạm đậu sị 20g, chi tử 14 quả, sắc uống.

Trị ho, hen, khí suyễn lâu  ngày , mất ngủ, đạm đậu sị 45g tán mịn, thần sa 4,5g (thủy phi) lấy bột mịn,  bào chế thành viên hoàn, uống mỗi ngày 2 – 3 lần.

Ngoài ra, đỗ đen còn được dùng làm phụ liệu để chế biến thuốc cổ truyền như chế hà thủ ô, chế biến phụ tử …