Cây hồng – Một vị thuốc quý của dân gian Việt Nam giúp nhuận phổi, mát tim

Cây hồng được trồng rất phổ biến ở các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam vì nó có rất nhiều công dụng từ quả đến thân cây. Hồng có rất nhiều loại như hồng dẻo, hồng giòn,…Mỗi loại hồng lại mang một hương bị rất khác nhau. Nhưng chúng ta không thể bỏ qua lợi ích của việc ăn hồng sẽ giúp nhuận phổi, mát tim. Nhưng bên cạnh đó cũng lưu ý khi sử dụng chúng. Hãy cùng netramm.com tìm hiểu về nguồn gốc cũng công dụng của nó nha!

Giới thiệu về nguồn gốc của cây hồng

Quả hồng còn gọi là thị đinh, hay mác pháp. Cây hồng có nguồn gốc từ Nhật Bản, Trung Quốc nhập vào nước ta, được trồng chủ yếu ở miền Bắc.

Quả hồng có tính hàn, vị ngọt chát. Thịt quả chứa protein, lipit, đường glucose, glucoza và nhiều chất khoáng. Quả hồng cũng như cây hồng được dùng làm thuốc. Hồng là loại quả đi vào tỳ, phế, huyết, có tác dụng trị ho, cầm máu… rất công hiệu.

Ở ta thường trồng hai loại: Hồng chín và loại hồng ngâm. Hồng chín là quả chín trên cây có thể hái ăn được. Hồng ngâm khi chín phải ngâm dưới nước khử bớt chất chát mới ăn.

Hồng chủ yếu trồng lấy trái ăn, làm mứt. Ngoài ra, các bộ phận khác như vỏ, rễ thân có thể sử dụng làm thuốc.

Quả hồng chín có lượng đường rất cao từ 14 – 20%. Trong đó gồm các loại như glucose, sarcharose, fructose và caroten, lycopen. Ngoài ra, còn có các muối Fe, Ca, P, vitamin A, B, C và nhiều chất tannin… Đây đều là các dưỡng chất rất có lợi cho cơ thể.

Bài thuốc dân gian xuất phát từ cây hồng

Theo Y học cổ truyền, quả hồng có vị ngọt chát, tính bình. Tác dụng bổ tỳ thận, nhuận phế, tiêu đờm. Chữa trị tiêu chảy, trĩ, đái dầm, miệng khô khát, ho đờm, đau đầu, chóng mặt, nôn mửa…

Theo sách Tuệ Tĩnh “Thị sương (quả hồng khô) mứt hồng, vị ngọt tính bình. Tác dụng nhuận phổi, mát tim, hòa dạ dày, tiêu đàm giáng hỏa, hòa huyết”.

Tai hồng (Thị đế) vị đắng chát, tính ôn. Tác dụng ôn trung hạ khí. Chữa nấc cụt, tiêu chảy, đau bụng…Vỏ rễ, vỏ thân tác dụng cầm máu.

Tài liệu gần đây còn cho biết quả hồng có chất shibuol, là hỗn hợp của acid gallic và phloroglaciol. Tác dụng hỗ trợ làm hạ huyết áp.

Bài thuốc dân gian xuất phát từ cây hồng
Quy trình phơi hồng.

Chữa đau cổ họng, ho, họng khô ngứa:Quả hồng chín đun nhỏ lửa, ép nước chảy ra cho vào khuôn phơi cho se. Dùng dao cắt thành miếng, phơi khô, ăn ngày vài lần.

Chữa trẻ em đái dầm: Lấy 7-9 tai hồng (thị đế) phơi khô. Sắc uống.

Chữa nấc cụt, bụng đầy: Tai hồng 8g, đinh hương 8g. Hai thứ tán bột, pha nước sôi hoặc sắc uống.

Chữa tăng huyết áp, dự phòng trúng phong (tai biến mạch máu não): Quả hồng gần chín ép lấy nước (thị tất) rồi phơi hoặc sấy khô. Hoặc nước ép quả hồng hòa với nước cơm, uống ngày 3 lần, mỗi lần nửa chén.

Một vài chú ý khi sử dụng quả hồng

Lần đầu tiên, những người định cư tại bắc Mỹ đã nếm thử vị chát của quả hồng và không mấy mặn mà với loại quả này. Đến khi họ được những người Mỹ bản xứ mách bảo quả hồng chỉ ăn ngon vào mùa sương giá đầu tiên.

Khi ăn hồng không nên ăn cùng những thực phẩm quá nhiều chất đạm khiến tiêu hóa chậm hơn, dễ tạo đông vón thực phẩm.

Một vài chú ý khi sử dụng quả hồng
Hồng sau khi được treo gió.

Quả hồng có tannin (chất chát), làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột. Ăn nhiều sẽ vón lại, tạo thành khối bã ở khu vực ruột non, dễ dẫn đến tắc ruột.

Chỉ nên ăn hồng vào lúc no và nên ăn quả chín, không ăn quả xanh.

Khi tiết trời chuyển sang thu cũng là lúc hồng bắt đầu rộ mùa. Quả hồng không chỉ ngon, ngọt mà còn giàu đinh dưỡng, có thể ăn tươi, làm mứt. Vỏ, rễ, thân của cây hồng đều là vị thuốc trị nhiều bệnh.