Khám phá vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm của chùa Cổ Thạch Phan Thiết

Tọa lạc ở khá xa so với trung tâm thành phố du lịch Phan Thiết, điểm đến Chùa Cổ Thạch Bình Thuận còn có tên gọi khác là Chùa Hang thuộc huyện Tuy Phong. Chùa nằm nghiêng mình trong hang động ngay trên dốc núi cao khoảng 64m so với mặt nước biển. Vì vậy cho nên chùa Cổ Thạch Phan Thiết – Bình Thuận có lúc ẩn lúc hiện giữa làn sương mờ.

Tất cả những điều đó đã tạo nên chốn tâm linh và vô cùng trang nghiêm, cổ kính và thanh tịnh bật nhất Bình Thuận. Gần ngôi chùa này là địa danh biển Cổ Thạch Phan Thiết mênh mông, ngày đêm sóng vỗ. Hẫy cùng với chúng tôi đi tìm hiểu kỹ hơn về ngôi chùa qua bài viết trong chuyên mục du lịch Việt Nam dưới đây nhé.

Chùa cổ Thạch Phan Thiết ở đâu?

Phan Thiết ngoài những resort đẳng cấp hay những bãi biển quyến rũ thì còn rất nhiều tọa độ du lịch hấp dẫn khác. Gần đây, giới trẻ phát hiện ra một ngôi chùa nằm bên bờ biển, sở hữu kiến trúc đặc biệt cùng quang cảnh thiên nhiên ấn tượng vô cùng. Chùa Cổ Thạch Phan Thiết là một trong những điểm đến tâm linh đẹp và độc đáo nhất tỉnh Bình Thuận, sở hữu vẻ đẹp hoang sơ mà rất linh thiêng. Vì vậy, sự bình yên nơi chùa Cổ Thạch mang lại cho du khách không chỉ là chút cảm nghiệm bình an từ tôn giáo, mà còn là sự bình yên khoáng đạt từ quang cảnh thiên nhiên xung quanh.

Chùa cổ Thạch Phan Thiết ở đâu?
Chùa Cổ Thạch Phan Thiết là một trong những điểm đến tâm linh đẹp và độc đáo nhất tỉnh Bình Thuận

Đó là chùa Cổ Thạch hay còn được biết đến với tên gọi chùa Hang. Ngôi chùa này thuộc địa bàn xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Từ đây cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 70km. Ngôi chùa nằm lẩn khuất cùng với những hang động bên sườn núi có độ cao 64 mét so với mực nước biển. Thỉnh thoảng, những làn sương sớm mờ ảo bao phủ quanh ngôi chùa, vẽ nên một bức tranh thi vị. Nơi đây dù đêm hay ngày cũng rì rào tiếng sóng, mang lại sự bình yên, đầy xúc cảm thơ mộng.

Nguồn gốc ra đời

Thuở ban sơ mới thành lập, chùa Cổ Thạch chỉ là một am nhỏ lợp lá và vách ván. Theo lịch sử ghi lại, năm 1835 – 1836, vị thiền sư Bảo Tạng đến thôn Bình Thạnh. Và khai lập nên chùa Cổ Thạch Phan Thiết. Người sống cuộc đời tu hành, đức hạnh và cứu giúp chúng sanh thoát khỏi khổ đau trong loạn lạc.

Gần 200 năm trôi qua, ngôi tự nhỏ năm nào đã trở thành một ngôi chùa đẹp ở Phan Thiết. Sở hữu quy mô và kiến trúc ấn tượng. Đây cũng là một trong những di tích thắng cảnh đẹp của tỉnh. Là điểm đến được du khách xa gần yêu thích.

Qua nhiều biến động của lịch sử và thời cuộc. Chùa Cổ Thạch đã được trùng tu, sửa chữa nhiều lần. Tuy vậy, nhà chùa vẫn toát lên nét đẹp trang nghiêm, cổ kính. Len lỏi giữa những khối đá lớn nhỏ là những am nhỏ được dựng uy nghiêm. Tạo nên một không gian linh thiêng, đậm chất thiền tự. Có dịp đi du lịch Phan Thiết, bạn nên dành ít thời gian ghé chùa vãn cảnh. Thắp một nén hương cầu mong mọi điều bình an, tốt lành. Ngoài ra, đây cũng là điểm đến đẹp nên có trong lịch trình khám phá Phan Thiết của bạn.

Vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm của chùa cổ Thạch Phan Thiết

Quần thể chùa Hang gồm nhiều am, cốc, điện thờ. Được linh hoạt xây dựng trên một đồi đá tự nhiên. Ước tính tổng diện tích nơi này khoảng 4ha. Chính nhờ không gian rộng rãi. Lại có cây cối xanh mát che phủ nên nơi này lúc nào cũng mát mẻ dễ chịu. Phải có một sức hút gì đó thì chùa Cổ Thạch mới được nhiều du khách check in như vậy. Và đúng thật, ngôi chùa trăm tuổi này là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa.

Vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm của chùa cổ Thạch Phan Thiết
Vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm của chùa cổ Thạch Phan Thiết

Lịch sử và nghệ thuật cổ xưa. Vì thế, ghé thăm chùa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng các câu đối. Câu liễn và nhiều tinh hoa trên chạm khắc gỗ. Chùa Cổ Thạch Phan Thiết hội tụ giữa nét đẹp cổ xưa. Độc đáo và không gian thiên nhiên hoang sơ, bình yên bên bờ biển. Đường lên chùa là những con dốc thoai thoải, quanh co. Hai bên là hàng cây che bóng mát rượi.

Đến thăm chùa Cổ Thạch, khi qua cổng tam quan. Bạn sẽ bắt gặp hai linh vật voi và hổ hộ pháp phía trước. Trong Phật giáo, hổ chính là biểu tượng cho sức mạnh của niềm tin. Sự chiến thắng và voi là biểu tượng của sức mạnh tâm thức. Đặc biệt, chùa Cổ Thạch Phan Thiết có rất nhiều hang động. Mỗi hang động đều mang một nét đẹp. Một nét trầm riêng mà bất cứ ai khi bước vào đều có cảm giác linh thiêng, huyền bí. Trong hang có thờ các vị Phật, Bồ Tát, hoặc nhà sư đã viên tịch. Để khách tham quan đến chiêm ngưỡng và lễ bái.

Ngôi chùa với phong cách kiến trúc cổ kính, độc đáo

Với phong cách kiến trúc cổ xưa, chùa Hang gây ấn tượng mạnh mẽ với những gam màu rực rỡ, được kết hợp độc đáo tạo nên cảm giác thu hút từ lần đầu tiên. Mỗi lối đi trong chùa đều có các bậc thang, được xây dựng theo các sườn dốc thoai thoải. Dưới chân núi là biển rộng mênh mông, sóng vỗ rì rào rất yên tĩnh. Xung quanh chùa là Bãi Đá Cà Dược, nhìn xa xa về phía Tây Nam là 2 bãi biển hoang sơ, hầu như chưa có ai khai phá.

Quần thể chùa Cổ Thạch Phan Thiết gồm nhiều hạng mục khác nhau như: cổng Tam Quan, Ngọ Môn, lầu Chuông và gác Trống, Chánh Điện,… Mỗi công trình nhỏ trong chùa đều được xây dựng cẩn thận, chạm trổ và điêu khắc tỉ mỉ, tinh tế. Phần mái chùa với hình tượng tứ linh “Long, Lân, Quy, Phụng” hiện lên nổi bật giữa không gian núi đồi.

Ngôi chùa với phong cách kiến trúc cổ kính, độc đáo
Ngôi chùa với phong cách kiến trúc cổ kính, độc đáo

Điểm nhấn của chùa Hang Bình Thuận chính là mỗi hang động ở đây đều thờ Phật, Bồ Tát hoặc một nhà sư viên tịch. Bước vào trong hang, bạn sẽ cảm nhận được nét trầm tư, huyền bí và đầy linh thiêng. Có thể nói rằng chùa Cổ Thạch là một ngôi chùa vừa có kiến trúc đẹp, vừa độc đáo lại còn sở hữu vị thế ấn tượng. Ngay bên dưới chân núi là biển rộng mênh mông, là những con sóng vỗ rì rào. Sau khi khám phá cảnh đẹp trong chùa, bạn có thể xuống biển dạo chơi, chụp ảnh, tận hưởng không gian thiên nhiên trong lành, yên ả.

Bỏ túi một vài mẹo nhỏ khi đi du lịch chùa Cổ Thạch Phan Thiết

Theo kinh nghiệm đi Phan Thiết mà nhiều người chia sẻ, du khách nên đến đây vào mùa khô để tận hưởng trọn vẹn cảnh đẹp và hơi thở của biển cả. Vào ngày 25/5 âm lịch hàng năm, nhà chùa diễn ra lễ giỗ Tổ để tưởng nhớ công lao của Thiền Sư Bảo Tạng – người đã đặt nền móng xây dựng chùa.

Dù đi viếng chùa vào ngày thường hay các dịp lễ hội quan trọng thì du khách cũng nên lưu ý một vài điều sau: Nên chọn mặc quần áo lịch sự, trang nghiêm. Tốt nhất bạn nên mặc quần dài, áo dài tay. Bạn nữ có thể mặc váy dài để phù hợp với chốn thiền tịnh, tu tập.  Chùa là nơi tôn nghiêm, do đó du khách nên đi nhẹ nói khẽ, hạn chế những cử chỉ thân mật như quàng cổ, nắm tay, bá vai,… hoặc nói cười lớn tiếng.

Ngôi chùa không quá rộng lớn nên bạn chỉ cần mang theo nước uống là được. Không nên ăn mặn hay hút thuốc, uống bia trong chùa. Khi du lịch Phan Thiết, những bãi biển, những resort luôn là ưu tiên hàng đầu của du khách. Nhưng bạn ơi, miền đất này còn nhiều điểm đến hay ho, độc đáo lắm. Và chùa Cổ Thạch là một ví dụ tiêu biểu. Thử một lần về thăm chùa đi, bạn sẽ thấy Việt Nam có vô vàn những điểm đến đặc biệt, mang lại nhiều trải nghiệm du lịch đáng nhớ.