Suối đá đĩa cổ tọa lạc ở Gia Lai có khung cảnh hoang sơ với những hàng cây xanh đôi bờ, vô vàn khối đá lớn nhỏ được mẹ thiên nhiên tài tình làm nên một vẻ đẹp rất đỗi tinh tế và hùng vỹ gợi lên vẻ hoang sơ, tráng lệ. Bãi đá đĩa cổ mới phát hiện này ở một con suối thuộc ở khu vực làng Vân, tỉnh Gia Lai sẽ khiến khách du lịch khi đến chiêm ngưỡng không khỏi trầm trồ.
Nơi đây trong tương lai hứa hẹn là một điểm đến thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước thăm thú. Con suối được ví như Ghềnh Đá Đĩa trên cạn bởi có nhiều những trụ đá hình thù lục lăng xếp san sát nhau trông như “tổ ong” khổng lồ khi quan sát từ trên cao. Cùng netramm.com khám phá điểm đến du lịch mới mẻ, cuốn hút này nhé.
Mục Lục
Di chuyển đến suối đá đĩa cổ Gia Lai như thế nào?
Dòng suối và bãi đá này ở làng Vân, thuộc thị trấn Ialy, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Người Jrai quanh vùng gọi nơi này là Jrai Phă (jrai nghĩa là thác nước, phă là bể). Một số khách đến tham quan còn gọi là suối Đá Đĩa vì nơi này có hình dạng như Ghềnh Đá Đĩa; di tích quốc gia đặc biệt ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Người dân làng Vân, thị trấn Ia ly, huyện Chư Păh vẫn gọi con suối độc đáo này là Jrai Phă hoặc Ia Ruai.
Từ thành phố Pleiku, di chuyển khoảng 1 giờ về hướng thị trấn Ia ly và hỏi người dân địa phương; bạn sẽ tới địa điểm suối Jrai Phă. Men theo 300 m đường mòn ven con suối. hiện ra trước mắt bạn là bãi đá cổ với những khối đá hình lục giác, tròn vuông; được tự nhiên sắp đặt khéo léo thành từng lớp kỳ vĩ rộng khoảng 200m, trải dài hơn 1km hai bên con suối. Nếu nhìn từ trên cao, bãi đá cổ như một tổ ong khổng lồ.
Theo đại diện Phòng Quản lý di sản, Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Gia Lai; con suối nằm giữa xã Ia Phí và thị trấn Yaly, chảy qua nhiều làng của người Jrai; trước khi đổ ra hồ chứa nước của Nhà máy thủy điện Yaly. Trong khi suối chảy đến đoạn làng Vân thì trồi lên một bãi đá rộng khoảng 2 ha.
Bãi đá có hàng trăm cột đá có hình lục lăng với niên đại 100 triệu năm tuổi
Bãi đá có hàng trăm cột đá có hình lục lăng, được xếp cạnh nhau san sát; nhìn từ trên cao, nơi này như một “tổ ong” bằng đá khổng lồ. Theo các nhà địa chất, về hình thức, bãi đá tại con suối qua làng Vân có sự tương đồng với Ghềnh Đá Đĩa, về niên đại đã vượt 100 triệu năm tuổi.
Ngoài những tảng đá được sắp xếp ấn tượng, những khe đá bị dòng nước bào mòn qua năm tháng; cũng tạo nên vẻ đẹp riêng cuốn hút, nơi bị bào mòn sâu nhất lên đến 5m. Người dân địa phương kể rằng, người Jrai sống tại khu vực này đã biết tới dòng suối từ khá sớm; nhưng trước đây, suối nhiều nước, cây cối rậm rạp nên bãi đá cổ này không lộ thiên như ngày nay.
Loại đá tại con suối này là đá bazan được hình thành từ cách đây hàng trăm triệu năm; do hoạt động của núi lửa tại vùng đất cao nguyên này. Lý giải về cơ chế hình thành các bãi/mỏ đá bazan cột; các nhà khoa học cho rằng, hình dạng của những cột đá này; là do nham thạch phun lên từ núi lửa chảy ra gặp dòng nước lạnh liền bị đông cứng lại; cùng lúc xảy ra hiện tượng ứng lực. Do đó gây nên sự rạn nứt toàn bộ khối nham thạch theo các mạch dọc, ngang, xiên; làm cho những cột đá bị cắt thành nhiều khúc, tạo nên những khối đá có hình dạng như hiện nay.
Kế hoạch du lịch và bảo tồn suối đá đĩa cổ Gia Lai
Hiện khu vực suối đá đĩa Gia Lai đang trở thành một trong những điểm đến check-in hấp dẫn của nhiều người mê vẻ đẹp tự nhiên độc đáo; tránh xa ồn ào của những điểm du lịch đông đúc. Tuy nhiên, khi tới thăm địa điểm này, bạn cần chú ý gìn giữ cảnh quan tự nhiên; không xả rác hay tác động xấu lên những khối đá cổ để giữ gìn thắng cảnh của địa phương.
Mới đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Gia Lai; đã đề nghị xếp hạng di tích địa điểm suối đá cổ Jrai Phă; và lên kế hoạch bảo vệ, đồng thời khai thác tiềm năng du lịch hợp lý.
Trong thời gian tới, suối đá đĩa cổ cùng thủy điện Ialy; núi lửa Chư Đang Ya, hàng thông 100 tuổi của huyện Chư Păh; sẽ giúp du khách có thêm nhiều trải nghiệm khám phá thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp; của vùng đất đỏ bazan Gia Lai.