Tai nạn khi đi du lịch và những cách ứng phó kịp thời

Những chuyến đi chơi, du lịch mang lại nhiều niềm vui và trải nghiệm khó quên. Thế nhưng bên cạnh đó cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ tai nạn xảy ra. Thực tế đã có khá nhiều vụ khi đi biển bị sóng cuốn mất tích. Hoặc bị lạc trong rừng, trong hang núi. Bị té ngã khi leo núi, khám phá thác nước,… Bạn vẫn muốn đi du lịch và muốn bản thân an toàn trong suốt chuyến đi. Bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết khi đi du lịch. Điều này không chỉ giúp cho chính bản thân bạn mà còn có thể giúp cho những người xung quanh khi không may tai nạn xảy ra. Đừng quên đón đọc những bí kíp hấp dẫn khác tại đây.

Đuối nước và say nắng – những tai nạn thường gặp khi đi du lịch

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị đuối nước. Kể cả người biết bơi gặp phải tình trạng nguy hiểm. Đuối nước xảy ra khi con người không thể thở được dưới nước. Trong một khoảng thời gian nhất định. Lượng oxy đi vào cơ thể sẽ bị giảm đi. Và làm cho các cơ quan trong cơ thể ngừng hoạt động do thiếu oxy. Du khách có thể bị đuối nước khi tắm ở biển, ao, hồ. Nguyên nhân là do chuột rút hoặc gặp sóng lớn, vùng nước xoáy. Khi cứu người bị đuối nước. Bạn cần nhanh chóng kéo tóc nạn nhân để đầu nhô lên khỏi mặt nước. Tát thật mạnh để nạn nhân tỉnh lại. Sau đó, đưa nạn nhân vào bờ. Tiến hành hô hấp nhân tạo cho đến khi mạch đập trở lại. Và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.

Đuối nước và say nắng – những tai nạn thường gặp khi đi du lịch
Đuối nước là tai nạn khá phổ biến vào mùa du lịch hè

Những biểu hiện thường gặp khi say nắng là nhiệt độ cơ thể tăng tới 39 – 40oC. Da và môi khô rộp, tụt huyết áp, tiểu ít. Nặng hơn có thể bị ngất và lên cơn co giật. Lúc này, bạn nên đưa người bị say nắng vào nơi râm mát. Nới rộng trang phục rồi dùng khăn ướt hoặc đá lạnh chườm lên trán, gáy, ngực, cánh tay… Sau đó, hãy cho họ uống nước muối loãng hoặc dung dịch Oresol để bù nước. Nếu họ vẫn hôn mê, cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất. Và tiếp tục chườm, bù dịch trong suốt đường đi.

Cách xử lý khi bị rắn cắn hoặc ong đốt

Nếu bạn đi leo núi hoặc trekking (đi bộ) xuyên rừng. Hãy cẩn thận với nguy cơ bị rắn cắn. Khi gặp phải tình huống này. Hãy bình tĩnh xác định đó là rắn lành hay rắn độc bằng cách nhìn vết răng. Nếu là rắn thường sẽ để lại vết hai hàm răng. Còn rắn độc sẽ chỉ có hai vết răng nanh cách nhau 5mm. Khi đã xác định bị rắn độc cắn. Người bị nạn cần được ngồi yên, rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước sạch. Tiếp đó, dùng dao đã được tiệt trùng rạch một đường tại vết răng nanh rồi nặn ra ít máu.

Cách xử lý khi bị rắn cắn hoặc ong đốt
Khi bị rắn độc cắn, nếu không xử lý kịp thời thì nguy cơ tử vong rất cao

Cuối cùng, sát khuẩn bằng cồn 70 độ hoặc nước muối. Rồi băng vết thương lại và đưa người bị rắn cắn đến cơ sở y tế. Để kịp thời xử lý vết thương, tránh để nọc độc phát tác khắp cơ thể. Triệu chứng thường gặp sau khi bị ong đốt là phù mặt, khó thở, đau buốt. Thậm chí liệt thần kinh, suy gan thận… Vì vậy, khi bị ong đốt, bạn cần nhanh chóng rửa vết thương rồi chườm lạnh. Sau đó đến cơ sở y tế để gắp vòi ong. Nếu bị nặng, bác sĩ có thể chỉ định lọc máu để cứu tính mạng. Hoặc tránh các di chứng cho nạn nhân.