Vị ngọt và béo của chocolate khiến nhiều bé mê mẫn và thích ăn các thực phẩm chế biến từ chocolate. Thế nhưng, trẻ em bao nhiêu tuổi mới được dùng thực phẩm này là thắc mắc của khá nhiều phụ huynh. Bên cạnh đó, đối với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ thì phụ huynh cần nên cân nhắc liều lượng.
Ngoài ra, chocolate là tác nhân khiến trẻ béo phì và ảnh hưởng đến thể chất. Tuy nhiên, nếu chế biến và ăn với lượng phù hợp sẽ giúp trẻ vui vẻ hơn, nâng cao trí não. Đồng thời, phát huy toàn diện về mặt thể chất cũng như hạn chế nhiều bệnh lý.
Mục Lục
Thời điểm thích hợp cho trẻ ăn chocolate
Tốt nhất, bạn nên đợi cho bé đủ 36 tháng tuổi rồi cho bé ăn. Vì trước đó, hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa phát triển đầy đủ để xử lý món ăn này. Chocolate có chứa caffeine và theobromine. Một hợp chất liên quan đến caffeine. Ngoài ra, lượng đường trong một số loại chocolate có thể khiến trẻ trị béo phì, thừa cân sau này.
Theobromine chỉ có 1/10 tác dụng của caffeine và là chất kích thích yếu. Tuy nhiên, hàm lượng caffeine trong chocolate thường là mối lo ngại. Ngay cả đối với trẻ đã hơn sáu tháng tuổi và có khả năng ăn các thức ăn rắn khác. Còn sau 3 tuổi, bạn có thể cho bé ăn chocolate. Vì nó sẽ đem đến một số lợi ích về sức khỏe khi con ăn với lượng vừa phải.
Lợi ích của chocolate khi trẻ sử dụng phù hợp
Chocolate mang lại lợi ích sức khỏe cho bé như:
- Hỗ trợ các chức năng não: Các hợp chất flavanol được tìm thấy trong chocolate giúp tăng cường trí nhớ. Đồng thời nâng cao khả năng nhận thức.
- Giúp ích cho hệ tuần hoàn: Ăn chocolate thường xuyên giúp cải thiện hiệu suất của tim và mạch máu. Các flavanol tìm thấy trong chocolate cũng ngăn ngừa chứng máu đông và cải thiện lưu thông máu.
- Giúp giảm tổn thương tế bào: Chocolate giàu chất chống oxy hóa. Giúp làm giảm tình trạng tế bào bị tổn hại và nâng cao hiệu quả các chức năng của tế bào.
- Nâng cao tâm trạng: Chocolate kích thích sự sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh được gọi là endorphin. Vốn được biết đến để tạo ra cảm giác hạnh phúc cho con người. Ngoài ra, chocolate còn có chứa hợp chất khác gọi là serotonin. Cũng được biết đến là góp phần tạo cảm giác hạnh phúc.
Trẻ em ăn chocolate bao nhiêu là phù hợp?
Các chuyên gia khuyến cáo sữa chocolate là dạng an toàn nhất cho trẻ nhỏ. Lý do là mỗi 226ml sữa chocolate chỉ chứa 5mg caffeine. Do đó, bé sẽ tiêu thụ ít caffeine hơn khi dùng sữa so với dùng các dạng khác. Bạn cũng có thể cân nhắc việc lựa chọn sữa công thức có hương vị chocolate. Khi chọn, hãy chọn loại ít đường. Không chất bảo quản và giàu dinh dưỡng.
Mách mẹ cách làm chocolate tại nhà bằng bột ca cao
Bạn có thể chuẩn bị sữa chocolate ở nhà bằng cách chọn pha bột ca cao nguyên chất. Bột ca cao thường là loại bột chocolate nguyên chất. Điều đó có nghĩa là bạn có thể điều chỉnh lượng đường thêm vào.
Tuy nhiên, nó không có thêm vi chất dinh dưỡng. Nếu bạn chọn sữa công thức hoặc thức uống có nguồn gốc từ mạch nha. Không có chất bảo quản thì chúng sẽ chứa các vi chất dinh dưỡng thiết yếu.
Các chuyên gia nói rằng nếu trẻ ăn 1 ít món tráng miệng có chứa chocolate như thanh chocolate đen. Bánh chocolate và bánh pudding thì không sao cả. Nếu chỉ ăn 1 ít thì lượng caffeine chưa đủ để gây hại cho trẻ sơ sinh.
Ăn nhiều chocolate có ảnh hưởng gì tới trẻ em không?
Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy ăn chocolate gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Có lẽ rủi ro duy nhất của việc ăn chocolate là lượng đường được thêm vào các sản phẩm chocolate và caffeine. Uống quá nhiều sữa chocolate chứa đường có thể khiến trẻ bị thừa cân, béo phì. Bạn có thể tránh điều đó bằng cách chọn những thực phẩm ít đường hoặc không đường.
Mặc dù hàm lượng caffeine có trong chocolate vẫn là một vấn đề khiến nhiều bậc cha mẹ e ngại. Nhưng với một số lượng nhất định thì sẽ không gây ra bất kỳ rủi ro nào. Các chuyên gia khuyên rằng bạn không nên cho trẻ ở độ tuổi đi học uống quá 45 mg caffeine mỗi ngày. Đối với trẻ mới biết đi, con số này sẽ thấp hơn.
Những thời điểm hạn chế cho trẻ ăn chocolate
Một số bé có thể bị dị ứng với chocolate. Chocolate được làm từ hạt cây ca cao, có khả năng gây dị ứng. Các chỉ số của dị ứng chocolate cũng tương tự như các dị ứng thực phẩm khác. Một số triệu chứng dị ứng thường gặp là phát ban. Co thắt dạ dày, nôn, buồn nôn, mặt sưng và hôn mê.
Việc ăn chocolate ít khi gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên tránh cho bé ăn trong những trường hợp sau:
- Trước khi đi ngủ: Một lượng nhỏ caffeine trước khi đi ngủ có thể làm cho bé khó ngủ. Vì vậy, tránh cho bé dùng sữa chocolate hoặc bất kỳ sản phẩm chocolate nào khác. Trong một vài giờ trước khi đi ngủ.
- Hội chứng ruột kích thích (IBS): Đây là một tình trạng cấp tính với các triệu chứng như đau bụng, thay đổi thói quen đại tiện,… Chocolate là một trong những loại thực phẩm gây ra các triệu chứng của IBS. Do đó, không nên cho bé ăn nếu bé được chẩn đoán mắc phải vấn đề này.
- Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Chocolate có tính axit, nên tránh cho bé ăn nếu bé bị bệnh này.
- Nếu bé bị dị ứng thực phẩm, bạn phải cẩn thận hơn khi cho bé ăn chocolate. Bạn có thể hỏi bác sĩ nhi trước khi cho bé ăn.
- Không nên cho trẻ ăn quá nhiều chocolate vì gây hại răng miệng
Trẻ em ăn chocolate quá nhiều có gây sâu răng không?
Ăn quá nhiều các sản phẩm chocolate chứa đường có thể gây sâu răng và các vấn đề về lợi. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, đường có trong chocolate mới là thủ phạm chứ không phải chocolate. Vì vậy, bạn nên chọn những loại chocolate có lượng đường thấp. Nằm trong mức cho phép để hạn chế những vấn đề do đường gây ra.
Chocolate là một món ăn phổ biến đối với cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Do đó, trừ khi bé có những bệnh lý liên quan đến việc ăn chocolate. Không có lý do gì khiến bạn cho bé tránh xa nó cả. Bạn nên cho bé ăn chocolate ở dạng sữa và với mức độ vừa phải nhé.
Mời bạn xem thêm các thông tin thú vị và bổ ích khác tại đây.
Những lưu ý khi cho trẻ em ăn chocolate
Chocolate tuy rất tốt cho sức khỏe, nhưng đa số lợi ích nó mang lại đều dành cho người lớn chúng ta. Bên cạnh đó, chocolate la nguyên chất không chất tạo ngọt hay pha trộn với sữa mới là loại tốt nhất. Loại này lại không khoái khẩu với các bé. Thay vào đó, các bé thường chỉ thích chocolate ngọt.
Chocolate có hàm lượng calo và chất béo cao nhưng lượng protein thấp. Thành phần dinh dưỡng của chocolate không đủ đối với sự tăng trưởng của bé. Do đó, nếu ăn trước bữa ăn, ăn nhiều và thường xuyên có thể khiến bé mất cân bằng dinh dưỡng.
Ngoài ra, chocolate còn là thực phẩm khó tiêu nên có thể dẫn đến hiện tượng tiêu hóa kém. Trẻ em ăn chocolate trước khi ngủ còn dễ bị tác động bởi caffeine gây mất ngủ. Bên cạnh đó, nếu ăn nhiều socola ngọt mà không bảo vệ răng miệng đúng cách, bé rất dễ bị sâu răng.