Trẻ ở nhà nhiều do dịch Covid-19 dễ mắc bệnh cận thị

Cận thị sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng nhìn của học sinh. Do đặc điểm của tật khúc xạ này – đó là chỉ nhìn rõ những mục tiêu ở cự ly gần, và không nhìn rõ những mục tiêu ở xa. Vì vậy, trẻ bị cận thị nếu như không đeo kính để khôi phục phần thị lực sẽ không nhìn rõ bảng và các chữ số ở cự ly xa. Vì thế trẻ chép bài không kịp hay không hiểu bài, từ đó sinh ra việc học hành sa sút, chán học…

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ bị cận thị như: Trẻ bị thiếu ngủ hoặc ít ngủ, hay đặc biệt là từ 7 – 9 tuổi và 12 – 14 tuổi. Trong khoảng thời gian này, nếu như trẻ ngủ quá ít hoặc không đủ thời gian ngủ vì học quá nhiều sẽ dễ gây ra cận thị.

Chính vì thời gian nghỉ dịch kéo dài, khiến những thói xấu của trẻ ngày càng có tần suất nhiều lên so với khi còn đi học. Điều đó là nguyên do khiến trẻ dễ mắc phải tật khúc xạ ánh sáng hơn trong thời gian này. Hôm nay, chuyên mục Phòng bệnh cho trẻ em của chúng tôi sẽ mang đến cho quý bạn đọc một bài viết về cách để bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ mắc Covid-19.

Trẻ dễ mắc phải tật khúc xạ ánh sáng trong kỳ nghỉ dịch dài

Bé trai 10 tuổi, đến viện khám do mỏi mắt, nhìn mờ. Thường xuyên bị chảy nước mắt mỗi khi học bài online trên máy tính. Bác sĩ Lê Thị Chính – Phó trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, cho biết. Em bé này là một trong nhiều trẻ nhỏ được gia đình gần đây đưa đến khám mắt. Do thị lực kém, nhìn mờ, đau nhức.

Trẻ dễ mắc phải tật khúc xạ ánh sáng trong kỳ nghỉ dịch dài
Trẻ dễ mắc phải tật khúc xạ ánh sáng trong kỳ nghỉ dịch dài

Nguyên nhân phổ biến là ảnh hưởng của đại dịch, rất nhiều người từ trẻ em đến người lớn phải làm việc, học tập trực tuyến, làm tăng đột biến thời lượng mắt tiếp xúc với các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại… và giải trí với các trò chơi trên mạng, xem tivi hoặc đọc sách.

Chia sẻ của bác sĩ tới các bậc phụ huynh

“Không dùng các thiết bị di động thì việc ở trong không gian hẹp quá lâu. Với tầm nhìn ngắn khiến thị lực không còn như trước”, bác sĩ nhấn mạnh. Ngoài ra, ánh sáng tự nhiên và hoạt động thể chất bên ngoài cũng đóng một vai trò đối với tình trạng sức khỏe của mắt, đặc biệt, trẻ 7-9 tuổi và 12-14 tuổi. Trong khoảng thời gian này, nếu trẻ ngủ quá ít hoặc không đủ thời gian để ngủ sẽ dễ gây ra cận thị. Trẻ xem tivi quá gần, mỗi ngày đều xem nhiều hơn hai giờ với khoảng cách từ mắt tới tivi dưới 3m, thị lực sẽ suy giảm rất nhiều.

Cùng với cận thị, trẻ có thể xuất hiện nhiều trường hợp “mỏi mắt kỹ thuật số”. Các triệu chứng gồm mờ mắt, nhức đầu, mỏi mắt, mắt thiếu linh hoạt. Nhiều trẻ cũng bị chảy nước mắt, nóng rát. Dụi mắt thường xuyên hơn hoặc cảm giác khô như có dị vật trong mắt. Các triệu chứng thường giảm dần sau vài giờ, hoặc dài hơn. Bệnh nhân 10 tuổi trên là trường hợp điển hình của tình trạng này.

Phụ huynh nên làm gì để cải thiện cho trẻ

Để làm chậm sự phát triển của cận thị và tránh các vấn đề về mắt. Phụ huynh nên định kỳ từ 3 đến 6 tháng cho trẻ đi khám mắt một lần tại các cơ sở y tế. Hàng ngày trẻ dành ít nhất một giờ mỗi ngày hoạt động thể chất ngoài trời. Nhà không có sân vườn, bố mẹ nên cố gắng hết sức tạo một trò chơi. Hoặc hoạt động thể chất nào đó, cốt để trẻ rời xa máy tính, tivi hoặc điện thoại.

Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ áp dụng quy tắc nghỉ ngơi 20 giây sau mỗi 20 phút sử dụng màn hình. Hướng ánh mắt nhìn đi nơi khác. Ở khoảng cách hơn 20 m. Nhắc trẻ chớp mắt khi chúng đang nhìn vào màn hình. Chú ý đến mức độ chiếu sáng của thiết bị công nghệ để bảo vệ mắt.

Phụ huynh nên làm gì để cải thiện cho trẻ
Phụ huynh nên làm gì để cải thiện cho trẻ

Khi có triệu chứng khô mắt, có thể nhỏ nước muối sinh lý để vệ sinh mắt. Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin A. Tăng cường các loại rau củ có màu cam vào bữa ăn hàng ngày.

Phát hiện sớm dấu hiệu cận thị ở trẻ như nheo mắt, nhức mắt… Khi xem phim để đưa đến viện khám, điều trị. Được bác sĩ hướng dẫn đeo kính phù hợp cho trẻ. Trẻ cận thị, đeo kính là biện pháp an toàn nhất. Trường hợp không bị cận, bác sĩ tư vấn phù hợp giúp trẻ giảm triệu chứng như nhức mỏi, mờ, chăm sóc và bảo vệ mắt mỗi ngày.