Viêm phế quản mạn (VPQMT) tính là sự phát triển rất đột ngột của tình trạng khi viêm trong các ống phế quản. Đây là các đường dẫn không khí khi vào phổi của bạn. Bệnh xảy ra do virus, và vi khuẩn hoặc hít phải những chất có thể gây kích thích phổi như khói thuốc lá, khói bụi và ô nhiễm không khí.
Hầu hết các triệu chứng viêm phế quản mạn tính này đều kéo dài đến 2 tuần nhưng ho thì có thể kéo dài đến 8 tuần. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe; và cuộc sống hằng ngày của những người bệnh. Vậy, bạn cần làm gì để có thể ngăn ngừa các biến chứng của viêm phế quản cấp gây ra hãy cùng netramm.com tìm hiểu nhé.
Mục Lục
Nguyên nhân của bệnh viêm phế quản mạn tính do đâu?
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh VPQMT ở NCT, trong đó do sự giảm chức năng đề kháng của cơ thể. Sức khỏe nói chung bị sa sút bởi tuổi tác cao và sự xâm nhiễm của vi sinh vật gây bệnh đóng vai trò hết sức quan trọng. Một số nguyên nhân thuận lợi như: nghiện thuốc lá, thuốc lào; sống trong môi trường có nhiều bụi, dùng bếp than lâu ngày như: đun than tổ ong, than củi, rơm rạ; cơ địa hay bị dị ứng đường hô hấp như: hen suyễn, viêm phế quản nhiễm khuẩn mạn tính, kéo dài ngay từ lúc còn nhỏ tuổi; hoặc có một số dị dạng về khung xương sườn, cột sống như: gù vẹo cột sống…
Biểu hiện của viêm phế quản mạn tính như thế nào?
Trong bệnh VPQMT thường có 3 hiện tượng: ho, khạc đờm nhầy hoặc mủ và khó thở. Giai đoạn đầu của bệnh VPQMT là người bệnh ho và khạc ra đờm vào buổi sáng. Ho thường xảy ra từng đợt, nhất là khi thời tiết thay đổi; (nóng, lạnh đột ngột, chuyển mùa từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại), mỗi đợt kéo dài từ 1 tuần đến vài tuần, mỗi năm có khi xảy ra ho đến 5 – 6 lần.
Tính chất của đờm thường có màu trắng, lỏng hoặc đặc quánh, đôi khi có bọt. Bệnh càng kéo dài thì gây ho càng nhiều, đờm ngày càng đặc hơn; và đổi màu (thường là màu vàng). Khối lượng đờm do ho, khạc ra trong một ngày có khi lên tới 100ml hoặc hơn thế nữa. Những tháng sau, năm sau ho ngày càng tăng, số lượng đờm cũng tăng dần và bệnh cũng càng nặng hơn: mỗi đợt ho sẽ kéo dài hơn vài tuần và số lần ho cũng tăng lên đáng kể.
Ở giai đoạn muộn hơn của VPQMT thường có khó thở. Lúc đầu người bệnh chỉ mới cảm thấy nặng ngực, dần dần là khó thở thực sự. Bệnh càng lâu và càng nặng. Thì sự thiếu hụt không khí càng nhiều, gây rối loạn chức năng hô hấp một cách đáng kể. Do đó, người bệnh luôn thiếu dưỡng khí gây nên mệt mỏi, sụt cân. Ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của cơ thể. Nhất là hệ tuần hoàn và hệ thần kinh trung ương (tim đập nhanh, mệt mỏi, buồn ngủ…).
Khi nào bạn cần phải đi khám bác sĩ?
Viêm phế quản có thể nghiêm trọng và đe dọa tính mạng. Vì vậy không nên tự chẩn đoán bệnh. Nên đi khám bác sĩ nếu: Khó thở; Cảm thấy không thể ngừng ho; Sốt cao; Các triệu chứng viêm phổi hoặc viêm phế quản không cải thiện khi điều trị. Hoặc các triệu chứng trở nên tốt hơn và sau đó tái phát; Người bị bệnh mạn tính và khó thở…
Những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh
Một số thói quen như nghiện thuốc lá hoặc thuốc lào nên bỏ càng sớm càng tốt. Nếu chưa có điều kiện dùng bếp ga, bếp điện thì cần cải thiện việc dùng bếp than, củi, rơm rạ bằng cách dùng loại bếp ít khói. Nhà ở cần thông thoáng để tránh hiện tượng khói bếp ứ đọng nhiều giờ. Không khí không được lưu thông. Cùng với cộng đồng tích cực tham gia hoặc vận động mọi người trong gia đình, làng xóm, dân phố vệ sinh môi trường sống càng sạch, càng ít bụi càng tốt.
Nếu bị viêm đường hô hấp (hô hấp trên và hô hấp dưới) cần được khám và điều trị dứt điểm không để bệnh trở thành mạn tính.
Cần tập thể dục thường xuyên để điều hòa nhịp thở như: hít thở, đi bộ, chơi thể thao. Tập thể dục và chơi thể thao phải tùy theo sức của mình, không nên gắng sức tập quá khả năng hoặc quá sức lực của mình và phải tập theo bài bản.
VPQMT ở NCT thường có 2 loại: loại lành tính và loại ác tính. VPQMT lành tính là loại chỉ xảy ra ở phần thân của các phế quản lớn; (khí quản, phế quản gốc, thùy và phân thùy); nếu hiện tượng viêm nhẹ thì ít khi gây suy hô hấp. Loại VPQMT lành tính chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 90%). VPQMT thể ác tính chiếm tỷ lệ thấp hơn rất nhiều (khoảng 10%); thường xảy ra ở các tiểu phế quản và gây nên hội chứng tắc nghẽn thở ra dẫn đến suy thở và rất dễ dẫn đến tâm phế mạn ở NCT.
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh viên phế quản mãn tính
Không hút thuốc lá
Hút thuốc lá là nguyên nhân yếu tố nguy cơ của các bệnh hô hấp nói chung cũng như bệnh viêm phế quản cấp nói riêng. Khi tiếp xúc với khói thuốc lá nhiều, hệ thống hô hấp cụ thể là phổi và các đường dẫn khí sẽ bị tổn thương bởi khói thuốc. Do vậy sẽ đề kháng yếu với các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus nếu bị chúng tấn công.
Không những thế, thuốc lá còn là căn nguyên dẫn tới nhiều bệnh hiểm nghèo khác, nhất là ung thư phổi. Hậu quả để lại sau những điếu thuốc thật là nặng nề.
Vì vậy mỗi người dân nên có ý thức tránh xa khói thuốc lá. Nếu đang hút thuốc cần bỏ thuốc lá sớm nhất có thể. Bỏ thuốc lá là một biện pháp giảm phòng bệnh viêm phế quản cấp cho mình và mọi người xung quanh.
Tránh khói bụi ô nhiễm để tránh nhiễm viêm phế quản mạn tính
Sự phát triển của đô thị hóa và các khu công nghiệp nhà máy mọc lên khắp nơi là nguy cơ cho ô nhiễm môi trường tăng cao. Kéo theo đó, các bệnh lý hô hấp phát sinh ngày một nhiều hơn.
Tránh tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm. Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường. Giữ gìn vệ sinh nhà cửa nơi sinh sống sạch sẽ… là các biện pháp giảm thiểu nguy cơ mắc viêm phế quản cấp.
Hạn chế tiếp xúc với dị nguyên gây viêm phế quản mạn tính dị ứng
Viêm phế quản dị ứng là tình trạng niêm mạc phế quản bị kích thích và tổn thương bởi các tác nhân gây dị ứng. Đó có thể là lông chó mèo, phấn hoa, con mạt nhà…
Do vậy cần hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên này để phòng tránh viêm phế quản dị ứng.