Quả na là một loài quả thân thuộc ở làng quê Việt Nam. Nó được trồng chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam. Và chúng ta đang bước vào mùa na chín trên khắp các vùng quê. Na có chứa rất nhiều dinh dưỡng và lành tính. Nó được coi là một trong những loại thuốc dân gian quý. Hương vị của quả na cũng vô cùng thơm ngon và có thể sử dụng hàng ngày và bổ sung dưỡng chất cho trẻ nhỏ và người già. Công dụng của quả na và những bài thuốc dân gian xuất phát từ quả na đã được chúng tôi tổng hợp dưới đây.
Mục Lục
Quả na và công dụng của nó
Quả na là một loại trái cây thơm ngon thuộc họ mãng cầu. Quả na là trái cây phổ biến và hấp dẫn với cho thịt ngon dạng kem mềm, ngọt khi chín.
Quả na là dạng quả tụ, mỗi lá noãn sẽ phát triển thành 1 quả mọng. Và tất cả những quả này dính với nhau thành một khối hình trái tim hoặc hình cầu. Mặt ngoài trái na có hình màu xanh, nhiều rãnh.
Quả na vào mùa, lương y tiết lộ có thể trị dứt điểm các bệnh này mọi người nên tận dụng. Hiện quả na đang vào mùa. Chuyên gia khuyên mọi người nên tận dụng loại quả nhiều hạt, vị ngọt đậm này để bảo vệ sức khỏe.
Hiện nay, na đã bắt đầu vào mùa. Ở các vùng trồng nhiều như ở Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang… người dân đang thu hoạch. Ngoài việc ăn thông thường, mọi người còn dùng quả na làm sinh tố, dầm kem, chế biến đủ kiểu.
Chất dinh dưỡng của quả na
Quả na cung cấp một lượng calo cao hơn so với mãng cầu. 100g quả na chứa 101 calo, so với 56 calo từ 100g mãng cầu tương ứng. Na cung cấp carbohydrate đơn giản không chứa chất béo bão hòa hoặc cholesterol.
Quả na có nhiều vitamin A, chất xơ, vitamin và khoáng chất nên rất bổ dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt đối với phụ nữ sau sinh, người già… Chất xơ trong na cũng giúp việc bài tiết thức ăn nhanh hơn, ngăn ngừa chứng khó tiêu, táo bón tốt.
Quả na cũng chứa nhiều vitamin C (19,2 mg/100 g) so với mãng cầu. Vitamin-C là một chất chống oxy hóa tự nhiên mạnh mẽ.
Ăn nhiều trái cây giàu vitamin-C giúp cơ thể con người phát triển sức đề kháng chống lại các tác nhân truyền nhiễm và loại bỏ các gốc tự do có hại, gây viêm từ cơ thể.
Cho biết, na vốn bổ dưỡng nhưng có một bộ phận mà mọi người khi ăn cần phải hết sức thận trọng vì có thể gây độc. Nếu dính vào mắt, độc tố trong hạt na có thể gây bỏng biểu mô giác mạc.
Việc sơ cứu không kịp, đúng dễ dẫn tới viêm loét giác mạc, thậm chí ảnh hưởng thị lực. Nếu dính vào da trên vết thương hở gây viêm nhiễm nặng nề hơn.
Tuy nhiên, hạt na chỉ có thể gây độc nếu mọi người người cắn nát. Trong trường hợp nuốt phải hạt cũng không gây độc vì hạt na cứng.
Những bài thuốc dân gian
Hiện na đang vào mùa rộ, mọi người có thể tận dụng để bảo vệ sức khỏe của mình với các bài thuốc dưới đây:
Dùng chữa viêm họng, chữa ho: Quả na điếc, sinh địa, lá bạc hà mỗi thứ 50g; cam thảo dây, lá chanh, lá táo mỗi thứ 25g; rễ xạ can 30g, nhân hạt gấc 20g… đem phơi khô.
Quả na đem đốt, giã nhỏ nghiền thành bột mịn rồi đem trộn đun thành siro với đường trắng. Sau đó viên thành viên. Người lớn ngày 6-8 viên, chia làm 2 lần và trẻ em từ 3- 6 viên tùy tuổi dùng trong vòng 5 ngày giúp chữa ho, viêm họng rất tốt.
Chữa đau nhức răng: Có thể dùng hạt na giã nhỏ ngâm rượu. Sau đó mọi người dùng để ngậm khoảng vài phút rồi nhổ nước đi, không được nuốt. Hơn nữa khi nghiền hạt na cũng phải rất cẩn thận vì hạt có tính độc, không được để dính vào mắt.
Chữa đái tháo, tiêu khát, táo bón: Sau bữa ăn dùng một quả vừa chín tới sẽ giúp chữa lỵ, đái tháo, tiêu khát tốt vì loại quả này có hàm lượng chất xơ và nhiều dưỡng chất dinh dưỡng.
Chữa nhọt: Dùng quả điếc đem phơi khô, tán thành bột rồi hòa cùng với giấm. Sau đó, mọi người đắp hỗn hợp này lên chỗ vú bị sưng trong ngày vài.
Giã nhỏ hạt na trộn với rượu hoặc giấm để vò đầu rồi trong 15 phút. Sau đó mọi người gội lại bằng dầu gội. Hoặc với quần áo dùng hạt na giã nhỏ lấy nước ngâm diệt rận tốt.