Chiêu đãi cả nhà bằng món bánh đúc nóng mềm dẻo, thơm ngon

Là một món ăn truyền thống đã đi vào văn học, bánh đúc là món ăn bình dân nhưng lại có sức hút vô cùng lớn đối với mỗi người dân Việt Nam. Trên khắp đất nước ta có rất nhiều loại bánh như: bánh đúc tàu (đặc sản Hải Phòng), bánh đúc ngọt (còn gọi là bánh đúc lá dứa), bánh khoai môn, bánh đa cua, bánh pía,… Đặc biệt, vào đầu năm Hà Nội người ta sẽ thưởng thức món bánh đúc nóng. Bánh đúc nóng hổi vô cùng hấp dẫn đối với tất cả mọi người. Nếu cảm thấy ăn cơm quá ngán có thể thử món bánh đúc nóng để đổi vị. Bánh nóng, mềm, nhân thịt rất ngon. Cùng vào bếp để chiêu đãi gia đình cách làm bánh đúc nóng chuẩn vị thủ đô theo hướng dẫn chi tiết dưới đây nhé.

Nguyên liệu để làm món ăn

  • 100 gr bột gạo tẻ
  • 50 gr bột năng
  • 200 gr thịt lợn xay
  • 1/2 củ hành tây
  • Hành khô phi
  • 5 cây nấm hương
  • 3 cái mộc nhĩ
  • Mùi ra, hành lá
  • Phần nước chan
  • 500ml nước ninh xương (có thể dùng xương gà hoặc lợn)
  • 1 thìa dấm.
  • 1 thìa canh đường.
  • 2 thìa canh nước mắm.
  • Ngoài ra thêm: hạt tiêu.
  • Đường, mắm, muối, tiêu, ớt, giấm… hoặc nước cốt chanh. (Không có nước ninh xương thì ăn cùng nước mắm chua ngọt).
Nguyên liệu để làm món ăn
Nguyên liệu để làm món bánh đúc nóng

Hướng dẫn cách làm món bánh đúc nóng mềm dẻo tại nhà

Pha bột

Trộn đều bột gạo, bột năng và 1/2 thìa cà phê muối. Thêm 600-650 ml nước, đổ từ từ cho bột tan hết. Để bột trong 1-1,5 giờ hoặc qua đêm (để bột nở đều).

Lưu ý:

  • Việc ngâm bột và thay nước sẽ giúp bột nở mềm hơn, và loại bớt mùi bột khô. Nếu dùng bột xay từ gạo thì có thể bỏ qua bước này. Nhưng cần lưu ý lượng nước để không bị quá nhiều nước.
  • Nếu muốn bánh giòn hơn có thể tăng lượng bột gạo (giữ nguyên lượng nước hoặc tăng một chút).
  • Nếu muốn bánh dẻo, dai, mềm hơn có thể tăng lượng bột năng (và tăng nước).
  • Nếu muốn bánh cứng hơn có thể giảm bớt nước.

Sơ chế nguyên liệu và chế biến món ăn

  • Ướp thịt băm với 1 thìa cà phê bột nêm, 1/2 thìa cà phê bột canh, 1/2 thìa cà phê bột tiêu.
  • Trộn đều ướp 15 phút cho ngấm.
  • Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nở, rửa sạch, thái sợi, băm nhỏ.
  • Hành tây băm nhỏ.
  • Rau mùi, hành lá thái nhỏ.
  • Đun nóng dầu ăn trong chào, đổ hành tây vào xào qua, tiếp đến xào thịt băm chín tới thì đổ nấm hương mộc nhĩ vào. Cho hành lá thái nhỏ, đảo qua rồi tắt bếp.
  • Phần bột sau khi để 1-1,5h thì sẽ thấy có nước trắng phía trên, chắt bỏ phần nước này, thêm nước khác. Cho bột vào nồi khuấy đều, khi hơi đặc thì hạ nhỏ lửa, thêm 60 ml dầu ăn. Tiếp tục đảo cho đến khi bột quện với dầu ăn mịn màng và chín thì tắt bếp. (Có thể cho thêm nước nếu thấy bột quá đặc).
  • Đổ nước ninh xương vào nồi, thêm nước mắm, đường, dấm khuấy đều, đun sôi, nêm nếm cho vừa khẩu vị rồi tắt bếp.

Lưu ý:

  • Nếu không dùng nước ninh xương có thể pha nước mắm chua ngọt theo công thức: 200 ml nước+ 50 ml nước mắm, 50 gr đường, 2 thìa canh giấm.
  • Bột càng đặc lại, càng phải nhỏ lửa.
  • Khi quấy bánh tốt nhất nên sử dụng phới lồng để hỗn hợp được mịn hơn.

Thưởng thức

Khi ăn múc bánh đúc ra bát, thêm phần thịt băm xào thơm, hành khô, rau mùi thái nhỏ, chan nước chan đã đun sôi, tất cả các nguyên liệu phải nóng bánh sẽ luôn mềm thơm ngon.

Thưởng thức
Thưởng thức bánh đúc nóng

Bánh đúc có thể quấy nhiều một lúc rồi cất trong hộp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn, chỉ cần xúc lên đĩa, đậy kín cho vào lò vi sóng quay nóng lên là bạn sẽ có ngay món bánh đúc hấp dẫn nóng hổi. Netramm.com chúc các bạn thành công với cách làm bánh đúc nóng nhé!