Cỏ cây, hoa lá có thể chữa khỏi đau răng, sưng bọng răng hay không?

Đau răng và sưng bọng răng là tình trạng thường xuyên gặp ở mọi lứa. Nó có thể là tình trạng mọc răng hàm, sâu răng hay bị nhiệt ở chân răng. Mặc dù chỉ là những đau nhức nhẹ những cũng có thể rất khó chịu và trở nên nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Không cần đi đâu xa, xung quanh chúng ta có những loại cây có thể sử dụng lá và thân làm thuốc điều trị dứt điểm tình trạng đau răng và sưng bọng răng. Và nó có hai hai dạng bôi và dùng ngay và một số mẹo nhỏ.

Sự nghiêm trọng của đau răng và sưng bọng răng

Theo Đông y, đau răng, sưng bọng răng thuộc “phong nha đông thống”. Bệnh lâu ngày ảnh hưởng đến ăn uống và toàn bộ cơ thể.

Đau sưng bọng răng có thể tái phát từng đợt hoặc tự nhiên. Xảy ra khi gặp gió lạnh hoặc sau khi ăn thức ăn lạ: Thịt trâu, thịt gà cũng như một vài thực phẩm khác.

Đau răng, sưng bọng răng có thể biểu hiện tại chỗ hoặc liên quan đến toàn thân. Bệnh tuy không nghiêm trọng nhưng nếu không chữa trị ngay, lâu ngày ảnh hưởng đến ăn uống và toàn bộ cơ thể.

Đau răng nếu không chữa trị ngay, lâu ngày ảnh hưởng đến ăn uống và toàn bộ cơ thể.

Sự nghiêm trọng của đau răng và sưng bọng răng
Lá trầu không.

Nguyên nhân do kinh vị hỏa thịnh phối hợp với phong nhiệt tà ở bên ngoài xâm nhập lưu trú, làm phong nhiệt hóa hỏa tại vùng lợi và chân răng gây sưng. Nếu phong tà mạnh làm bọng răng đau nhức khó chịu. Người bệnh có thể sốt hoặc sưng tấy ở một hoặc cả hai bên hàm răng.

Triệu chứng: Sưng bọng răng ở một hay nhiều chân răng, có thể ở một hoặc cả 2 bên hàm, thường gặp khu vực xương hàm. Nếu sưng cả hai bên hàm làm cho má sưng to, ăn uống kém; mạch tế sác.

Phương pháp chữa: Khu phong thanh nhiệt, trừ thấp.

Thuốc uống đau răng dùng tại chỗ

Bài 1 – Thanh vị tán gia giảm: Liên kiều 8g, bạch chỉ 10g, quy vĩ 12g, sinh địa 12g, đơn bì 12g, thăng ma 12g, hoàng liên 10g, phòng phong 12g, thạch cao 12g, sinh khương 3 lát, đại táo 5 quả. Sắc uống trong ngày.

Liên kiều là vị thuốc trong bài “Thanh vị tán gia giảm” trị đau răng, sưng bọng răng.

Bài 2 – Trị nha tiên đơn:Sinh địa 32g, huyền sâm 32g, thục địa 32g, thạch cao 20g, chi tử 8g, tri mẫu 4g, hoàng cầm 4g, hoàng liên 4g. Sắc uống trong ngày.

Bài 3: Thạch cao 20g, thăng ma 15g, hoàng liên 10g. Sắc uống trong ngày. Dùng 5 – 7 thang.

Thuốc bôi đau răng hàng ngày

Bài 1 – Bảo nha tán: Thạch cao 40g, xuyên ô chế 40g, thảo ô chế 40g, hoa tiêu 40g. Tất cả tán bột mịn. Xát thuốc vào chân răng, khi ra nhiều nước bọt thì nhổ đi không được nuốt. Thuốc dùng tại chỗ.

Lưu ý: Thuốc có độc, cẩn thận khi dùng.

Hoa tiêu (xuyên tiêu) là vị thuốc trong bài “Bảo nha tán” bôi vào chân răng trị đau răng.

Thuốc bôi đau răng hàng ngày
Hoa tiêu.

Bài 2:Thuốc Cam xanh (thanh đại, ngũ bội tử, bạch phàn, mai hoa băng phiến). Loại thuốc cam không có chì, được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép lưu hành, có ở các quầy thuốc. Dùng theo hướng dẫn sử dụng, trước khi đi ngủ là tốt nhất.

Bài 3: Bạch chỉ 4g, tế tân 4g, cao lương khương 4g, tất bát 4g, xuyên tiêu 4g, hương phụ 4g, phòng phong 4g. Các vị sao dòn, tán bột. Xát thuốc vào chỗ đau.

Một số mẹo khác

Nếu bạn bị sưng mộng răng thì có thể lấy 1 nhánh gừng tươi, đập giập rồi đắp vào vị trí nướu bị sưng đỏ. Mỗi ngày làm 1 lần là cách chữa sưng mộng răng khá hiệu quả.

Ngoài tính sát khuẩn, chống viêm và chữa đau răng, tỏi còn giúp bệnh nhân bị sưng mộng răng xoa dịu đi sự đau đớn hàng ngày. Lấy 1 củ tỏi đập dập rồi trộn lẫn với 1 chút muối để đắp lên phần nướu sưng đỏ.

Việc massage nhẹ nhàng vùng nướu sẽ giúp cho bạn giảm đi cơn đau. Tuy không giảm đau được hoàn toàn nhưng có tác dụng tức thời giúp bạn không bị buốt răng và đau nữa.