Hoa hướng dương là một loại hoa rất đặc biệt với vô vàn ý nghĩa. Hiện nay nó được trồng ở Nghệ An và các vùng phía Bắc. Ngoài công dụng là để lấy hạt, hoa hướng dương còn có công dụng trong việc điều trị sốt và tăng huyết áp và nhiều công dụng khác. Bên cạnh đó các vườn hoa hướng dương hàng năm thu hút hàng nghiện du khách đến đây thăm quan vẻ đẹp của chúng hướng về mặt trời. Nếu bạn chưa biết về công dụng của nó, hãy cùng netramm.com tìm hiểu về nó nha!
Mục Lục
Giới thiệu về cây hoa hướng dương
Nó thuộc họ cúc, tên khác là cây quỳ, hoa mặt trời. Mùa hoa: tháng 5-7; mùa quả: tháng 8-10.
Cây hướng dương được trồng ở khắp nơi trên thế giới. Hoa hướng dương là biểu tượng của sự hạnh phúc và may mắn. Tuy nhiên ít người biết cây hướng dương còn là vị thuốc quý trị nhiều bệnh.
Từ xa xưa, hoa hướng dương đã được trồng làm cảnh và qua quá trình chọn giống. Lai tạo để lấy hạt, quần thể hoa hướng dương đã gồm hàng chục giống.
Thích nghi với nhiều vùng trồng khác nhau. Ở Việt Nam, cây được trồng rải rác trong nhân dân, nhất là những tỉnh miền núi phía Bắc.
Hướng dương còn có tên khác là cây Quỳ, Thiên quỳ tử (hạt). Tên khoa học: Helianthus annuus L., họ Cúc (Asteraceae).
Cây hướng dương có nguồn gốc từ Mehico, được di thực sang châu Âu. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ, thân, lá, hoa và hạt. Các bộ phận của cây hướng dương đều là vị thuốc trị bệnh.
Thành phần có trong cây hoa
Hạt hướng dương: Có 2 phần, vỏ hạt và nhân.
Vỏ hạt chiếm 33 – 55% hạt, có 34,6% cellulose, 28,6% pentosan, 4,8% protein thô, 26,9% lignin. Vỏ hạt khô cho alcol methylic 1,17%, aceton 0,15%, acid toàn phần 4,38%, acid formic 0,39%.
Nhân hạt có 13,81% proteion, 22,2 – 36,5% dầu béo, tro 2,6 – 4,1%.
Hoa chứa β-caroten, cryptotxanthin, taraxanthin, lutein, quercimeritrin. Đế hoa giàu pectin (23%).
Láchứa acid ascorbic 92,2 – 156,3 mg/100g (dược liệu tươi), carotene 0,111% (dược liệu khô). Ngoài ra còn có acid citric, acid malic, acid lactic, succinic, lumaric…
Về mặt dược lý, dịch chiết nước từ cụm hoa hướng dương gồm đế hoa, đài hoa và cánh hoa. Nó có tác dụng hạ huyết áp. Tác dụng này do thuốc làm giãn mạch ngoại vi từ từ và kéo dài. Làm giảm sức cản thành mạch và giảm nhịp tim.
Hoa hướng dương có vị hơi ngọt, tính bình, không độc. Có tác dụng tùy theo bộ phận dùng: cụm hoa hạ huyết áp, giảm đau; rễ và lõi thân lợi tiểu, chống ho; lá tiêu viêm, giảm đau; hạt làm se, bổ cho dịch thể.
Tác dụng của cây hướng dương
Cụm hoa trị tăng huyết áp, đau đầu choáng váng, ù tai, đau răng, đau bụng, đau gan, đau khớp, đau bụng kinh: Ngày 30 – 90g, sắc uống.
Rễ và lõi thân chữa đau đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, đau dạ dày, đái dưỡng chấp, chữa ho, viêm phế quản: Ngày 15 – 30g, sắc uống.
Lá chữa sốt, sốt rét: Ngày 20 – 40g, sắc uống.
Hạt hướng dương dùng khi chán ăn, người mệt mỏi, kiết lỵ ra máu, sởi phát ban không đều: Ngày 20 – 40g, rang ăn.
Dầu hướng dươngđược sử dụng làm dầu ăn (nhưng nó không tốt cho tim mạch như dầu ô liu), dùng để bôi trơn.
Bài thuốc dân gian từ hoa hướng dương
Chữa tăng huyết áp: Cụm hoa hướng dương 60g, râu ngô 30g. Sắc uống thay trà mỗi ngày.
Hoặc: Hoa hướng dương 60g, râu ngô 30g, đường đỏ 10g. Hoa hướng dương và râu ngô sắc lấy 200ml, cho đường vào quấy đều chia ba lần uống trong ngày. Uống ba đợt, mỗi đợt 10 ngày, giữa các đợt cần nghỉ là 5 ngày.
Chữa sốt rét: Cánh hoa hướng dương phơi khô hãm nước uống thay trà.
Hoa hướng dương khô sắc hãm uống thay trà chữa sốt rét, đái tháo đường, tăng huyết áp.
Chữa đầu choáng mắt hoa, đau đầu khó chịu, mặt má sưng đau, ngực đầy, ngắn hơi…: Hoa hướng dương 15 – 20g, sắc uống.
Chữa chứng mờ mắt: Đài hoa hướng dương 1 cái, đập vào 1 quả trứng gà, đổ thêm nước nấu chín nhừ, ăn cái uống nước.
Chữa đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi: Nhân hạt hướng dương 20-30g sắc nước uống.
Chữa hen suyễn: Đài hoa tươi 30-50g sắc kỹ lấy nước uống.
Trị ho, đờm suyễn, nhuận phế (chữa ho gà), thông yết hầu, đẹp nhan sắc: Hoa có từ 1 – 2 đóa, thêm đường phèn sắc uống.
Các bài thuốc chữa liên quan đến đường ruột
Nhân hạt hướng dương sắc nước uống chữa đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi.
Chữa viêm dạ dày – tá tràng: Rễ hướng dương 15-20g, tiểu hồi hương 10g, sắc uống.
Chữa táo bón: Rễ cây hướng dương tươi 15-20g rửa sạch, vắt lấy nước pha với mật ong uống.
Chữa viêm khớp, vô danh ủng thống (phù thũng không rõ nguyên nhân), viêm tuyến vú: Hoa lượng thích hợp sắc đặc thành dạng cao, đắp vào chỗ đau.
Chữa chứng nổi mề đay, dễ cảm phong hàn, da dẻ quá mẫn cảm, phong chẩn nổi cục: Hoa 15g, hoa mào gà trắng 10g, lá tử tô 20g. Sắc uống thay trà (có thể thêm đường phèn lượng thích hợp).
Chữa nhức răng: Đài hoa 1 cái, rễ câu kỷ 1 nhúm, luộc chung với 1 quả trứng gà, khi trứng chín bóc bỏ vỏ, dùng tăm đâm vào phần lòng đỏ trứng cho ngấm thuốc rồi nấu tiếp 1 lúc thì vớt trứng ăn.