Turbine gió dùng biến đổi động năng của gió thành cơ năng. Chức năng của chiếc máy năng lượng này chính là có thể sử dụng trực tiếp như chiếc cối xay bằng chính sức gió. Hiện tại, có khoảng 2 kiểu turbine gió khác nhau, kiểu trục ngang và trục đứng. Trục ngang là kiểu mà chúng ta dễ thường gặp nhất, đây cũng là thuộc kiểu truyền thống. Còn trục đứng còn được xem là kiểu công nghệ mới hiện nay quay ổn định với mọi chiều gió. Theo thông tin chúng tôi được biết, công ty MingYang Smart Energy phát triển loại turbine gió ngoài khơi khổng lồ. Có tên là MySE 16.0 – 242. Chiếc turbine này có 3 cánh quạt, chiều dài lên đến 118 mét. Có thể cung cấp lượng điện năng cho khoảng 20 ngàn căn nhà. Hãy cùng tìm hiểu xem sao nhé.
Mục Lục
Turbine MySE 16.0 – 242 có công suất hoạt động 16MW
Công ty Cổ phần tập đoàn năng lượng MingYang – MingYang Smart Energy chính thức thông báo đang phát triển loại turbine gió ngoài khơi khổng lồ. Mang tên là MySE 16.0-242, New Atlas vào ngày hôm 23/8 đưa tin. Mẫu turbine gió khổng lồ này có đường kính là 242 m, hoạt động với công suất là 16 MW. Và cũng có thể cung cấp năng lượng cho 20.000 ngôi nhà trong suốt thời gian hoạt động là khoảng 25 năm. Với ba cánh quạt có kích thước chiều dài đáng kinh ngạc là 118 m. Mẫu turbine gió này có diện tích quét lên tới 46.000m2, rộng hơn 6 sân bóng.
Các mẫu turbine gió càng lớn có thể hoạt động càng hiệu quả
Một turbine dự kiến sản xuất được 80 GWh điện mỗi năm. Nhiều hơn 45% so với mẫu MySE 11.0-203 cũng của chính công ty Cổ phần tập đoàn năng lượng MingYang – MingYang Smart Energy. Mặc dù đường kính chỉ tăng có khoảng 19%. Có thể điều này khiến các mẫu turbine gió ngày càng lớn hơn. Kích thước càng lớn, chúng có vẻ hoạt động càng hiệu quả. Số lượng dự án lắp đặt tốn kém cần thực hiện để đạt được cùng công suất cũng giảm đi. Kết quả cuối cùng có thể là giá điện gió ngoài khơi giảm – một điều vô cùng cần thiết.
Theo ước tính của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) về các thiết bị sản xuất điện hoạt động vào năm 2026. Chi phí sản xuất 1 MWh điện của thiết bị điện gió ngoài khơi là cao nhất. Đến khoảng 120,52 USD. Trong khi đó, chi phí này với điện than siêu tới hạn là 72,78 USD. Điện mặt trời độc lập (không kết nối với lưới điện) là 32,78 USD.
Turbine gió này có thể lắp đặt dưới biển hoặc trên bệ nổi
Tuy nhiên, điện gió giúp lấp đầy những khoảng trống mà năng lượng mặt trời không thể làm được. Và cũng chính là một phần quan trọng của tổ hợp năng lượng trong tương lai. Việc mở rộng quy mô với những turbine gió khổng lồ là một lý do then chốt. Điều này đã khiến cho các chuyên gia dự đoán rằng. Chi phí điện gió ngoài khơi sẽ giảm từ 37% cho đến 49% vào năm 2050. Chiếc turbine gió khổng lồ MySE 16.0-242 của Trung Quốc có thể lắp đặt dưới đáy biển hoặc trên một bệ nổi. Nguyên mẫu kích thước đầy đủ dự kiến được chế tạo vào năm 2022. Lắp đặt và được đi vào hoạt động vào năm 2023. Quá trình sản xuất thương mại này sẽ chính thức được bắt đầu vào nửa đầu năm 2024.