Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là một tình trạng mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên ở người lớn tuổi thì lại có nguy cơ cao hơn. Do sức khỏe của những người lớn tuổi có xu hướng giảm dần.
Bệnh đái tháo đường hiện tại còn được gọi là kẻ giết người thầm lặng. Vì nó tiến triển rất âm thầm cũng như gây ra nhiều biến chứng đe dọa tính mạng. Vì vậy, phòng tránh bệnh đái tháo đường là rất cần thiết. Dưới đây netramm.com xin cung cấp đến mọi người một số cách để phòng ngừa bệnh tiểu đường.
Mục Lục
Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh để phòng bệnh tiểu đường
Chế độ ăn uống lành mạnh là yếu tố hàng đầu để có một cơ thể khỏe khoắn; với người lớn tuổi vấn đề này cần chú ý hơn để đảm bảo được lượng dinh dưỡng cho cơ thể.
Chế độ ăn giàu protein
Những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nên thêm protein vào chế độ ăn uống, đồng thời tránh các thực phẩm giàu carbohydrate và chất béo. Protein giúp duy trì năng lượng cơ thể và bình thường hóa sự hao mòn của cơ thể bằng cách duy trì tỉ lệ trao đổi chất cao.
Ăn nhiều chất xơ
Ăn nhiều chất xơ rất có lợi cho sức khỏe đường ruột và giúp kiểm soát cân nặng hợp lý. Nghiên cứu ở những người béo phì, người cao tuổi và tiền tiểu đường đã chỉ ra rằng ăn nhiều chất xơ giúp giữ lượng đường trong máu và insulin ở mức thấp.
Chất xơ có thể được chia thành hai dạng:
- Chất xơ hòa tan: Trong hệ tiêu hóa, chất xơ hòa tan và nước kết hợp tạo thành dạng gel. Gel này giúp giảm lượng thức ăn được hấp thụ giúp đường máu không tăng quá nhanh.
- Chất xơ không hòa tan: Chất xơ không hòa tan có thể giúp hạ đường huyết và phòng bệnh tiểu đường.
Hạn chế thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh có chứa tinh bột tinh chế, đường, muối và nhiều chất béo. Trong một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học Minnesota (Mỹ), 3.000 người cân nặng bình thường, trong nhóm tuổi từ 18 đến 30 đã được theo dõi chặt chẽ. Những người ăn thức ăn nhanh nhiều hơn hai lần một tuần đã phát triển gấp đôi tỷ lệ kháng insulin và tăng thêm 4,5kg trọng lượng so với những người ăn thức ăn nhanh ít hơn một lần một tuần. Do đó, thay vì thức ăn nhanh, bạn nên chọn các loại hạt hoặc trái cây cho cơn thèm ăn.
Ăn ít carbohydrate
Những người mắc bệnh tiểu đường vốn được chỉ định hạn chế ăn nhiều carbohydrate. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng carbohydrate cao làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Để ngăn ngừa bệnh tiểu đường phát triển, bạn nên kiểm soát lượng thực phẩm chức carbohydrate một cách hợp lý.
Ngủ đủ 7 – 8 tiếng một ngày để tăng tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Theo nhà thần kinh học Matthew Walker từ Đại học California Berkeley (Mỹ) nhận định. Ngủ càng ít, vòng đời càng ngắn. Không chỉ vậy, người thiếu ngủ, mỗi ngày ngủ không đủ 7 – 8 tiếng. Còn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao.
Lý giải về vấn đề này, các nhà nghiên cứu cho rằng; việc không có một giấc ngủ ngon đã làm xáo trộn sự cân bằng của các hormone. Ảnh hưởng đến nồng độ insulin trong cơ thể bạn, làm tăng nguy cơ kháng insulin, từ đó gây ra tiểu đường.
Ăn sáng đầy đủ
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Clinical Nutrition (Mỹ). Những người có thói quen bỏ buổi sáng dù chỉ là 1 buổi/ tuần thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cũng sẽ cao hơn người bình thường đến 20%.
Không ăn sáng sẽ khiến cơ thể tăng cao nguy cơ kháng insulin. Điều đặc biệt là các insulin này thường được tiết ra vào buổi sáng. Nếu bạn ít ăn sáng đồng nghĩa với việc insulin có thể bị ngừng sản xuất, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Vì vậy bạn nên thường xuyên ăn sáng và lựa chọn những thực phẩm lành mạnh để bảo vệ sức khỏe.
Duy trì thói quen vận động để giảm cả nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường
Lối sống ít vận động sẽ khiến cơ thể bạn gia tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường, vì vậy bạn nên thường xuyên tập thể dục. Việc vận động, đều đặn các bài tập giúp cơ thể sử dụng hormone insulin nhiều hơn. Từ đó giúp bạn giảm cân, giảm cả nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
Đối với người lớn tuổi, nên cố gắng duy trì thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút/ ngày, 5 ngày/ tuần. Với các hoạt động khác nhau, như: Đi bộ, thể dục nhịp điệu, khiêu vũ, tập yoga,…