Tăng huyết áp (THA) hiện này là một bệnh khá phổ biến ở người cao tuổi. Do sự lão hóa, và động mạch trở nên cứng và ít mềm dẻo. Tình trạng này đã dẫn đến huyết áp tâm thu cao. Tạo ra một sự chênh lệch lớn giữa huyết áp tâm thu cũng như huyết áp tâm trương ở người cao tuổi. Bệnh huyết áp thường sẽ tăng dần theo độ tuổi. Đặc biệt khi một người đã bước qua tuổi trung niên. Theo Viện tim, phổi và máu của quốc gia, một người sở hữu huyết áp khỏe mạnh ở độ tuổi 50 thì có tới 90% có nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp này trong khoảng thời gian còn lại của cuộc đời.
Mục Lục
Bệnh tăng huyết áp là gì?
THA là một bệnh mạn tính, biểu hiện chính là tăng áp lực động mạch gây ra các biến chứng ở nhiều cơ quan như não, thận, mắt, tim mạch. Có hai loại THA, bao gồm nguyên phát và thứ phát. Loại nguyên phát chiếm khoảng 90%, gặp hầu hết ở lứa tuổi trung niên và tuổi già do những thay đổi cơ chế gây co hoặc giãn mạch. Tăng huyết áp thứ phát thường gặp ở người trẻ và trẻ em do các bệnh ở thận, nội tiết… Ở người cao tuổi, hẹp tắc động mạch thận là nguyên nhân chủ yếu gây tăng huyết áp thứ phát.
Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chủ yếu của bệnh mạch vành và tai biến mạch máu não. Đây là các biến chứng hay gặp và có tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề như mất ý thức, liệt nửa người,… làm mất khả năng lao động, thậm chí cần được chăm sóc và phục vụ lâu dài.
THA còn gây các biến chứng như suy tim, bệnh mạch máu ngoại vi, suy thận, xuất huyết võng mạc và tổn thương thị giác,…
Xem thêm các bài viết về Phòng bệnh cho người lớn tuổi tại đây.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh cao tăng huyết áp ở người già
Cao huyết áp được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng vì không có bất kỳ triệu chứng nào rõ ràng. Tuy vậy, nó lại có khả năng gây nên các tình trạng như đau tim, đột quỵ hoặc suy thận. Cách duy nhất để chẩn đoán là sử dụng máy đo huyết áp. Việc này bạn cũng có thể thực hiện tại nhà.
Một số như các trường hợp cao áp huyết gây do uống rượu nhiều quá. Do bệnh của tuyến nội tiết, bệnh thận. Ngoài ra, còn có một số yếu tố ảnh hưởng. Khiến người nọ có thể dễ mang bệnh cao áp huyết hơn người kia:
- Yếu tố gia đình: Cao áp huyết có tính di truyền. Có cha mẹ, anh em ruột cao áp huyết, đi khám bác sĩ, bạn nhớ cho bác sĩ biết điều này bạn nhé.
- Ðàn ông: Ðàn ông dễ cao áp huyết hơn phụ nữ. Tuy vậy, phụ nữ sau khi mãn kinh, cũng dễ cao áp huyết hơn lúc còn kinh.
- Tuổi tác: Cao áp huyết dễ xảy ra sau tuổi 35.
- Dòng giống: Người da đen hay cao áp huyết hơn người da trắng; và bệnh cao áp huyết ở người da đen cũng nặng hơn.
- Béo phì: Khi sức nặng của ta trên sức nặng lý tưởng so với chiều cao và vóc người 30% trở lên.
- Bệnh tiểu đường: Tiểu đường và cao áp huyết như đôi bạn thân. Hay đi đôi với nhau, lại cùng nhau phá hoại tim và thận mạnh hơn.
Phương pháp phòng chống bệnh tăng huyết áp cho người cao tuổi
Người cao tuổi có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của họ bằng cách giảm nguy cơ đột quỵ. Cơn đau tim, suy tim và tử vong thông qua việc kiểm soát tốt huyết áp. Điều trị tăng huyết áp có thể kéo dài tuổi thọ và giảm nguy cơ các biến cố nghiêm trọng như đột quỵ hoặc cơn đau tim. Người cao tuổi bị THA nên khám và xin tư vấn của bác sĩ tim mạch về việc thay đổi lối sống. Và điều trị bằng thuốc hạ huyết áp. Bắt đầu can thiệp điều trị càng sớm, chất lượng cuộc sống càng tăng.
Giảm cân ở người thừa cân hoặc béo phì
Nếu tăng 5-10kg trọng lượng cơ thể so với cân nặng chuẩn (lúc 18 tuổi) sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ xuất hiện THA. Tăng cân trong thời gian dài là yếu tố nguy cơ (chiếm tới 48%) khả năng mắc bệnh. Nguy cơ này tăng dần ở phụ nữ cao tuổi, sau mãn kinh. Những người béo phì, bụng to (với vòng thắt lưng > 85cm ở nữ và > 98cm ở nam) cũng có nhiều khả năng bị THA.
Tốt nhất phải duy trì chỉ số khối cơ thể từ 18 – 22, tức là giữ trọng lượng cơ thể ở mức bình thường. Với người thừa cân hoặc béo phì, cứ giảm 10kg cân nặng sẽ làm giảm 5-10mmHg mức huyết áp tâm thu. Tuân thủ chế độ ăn nhiều trái cây, rau, các thực phẩm ít chất béo; giảm ăn các loại mỡ bão hòa và mỡ toàn phần.
Nên ăn 3 bữa một ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp
Khoảng một nửa thực phẩm là chất bột, rau xanh, trái cây. Không dùng nhiều mỡ và chất ngọt. Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ như; đậu xanh quả, đậu hạt các loại, măng,… Hàng ngày nên ăn khoảng 55-85g các chế phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua,…Nên ăn chất béo có nguồn gốc thực vật. Các loại dầu thực vật, dầu cá và một số hạt có chất béo như; hạt vừng, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân,…. Acid béo omega-3 trong cá và các loại hạt có tác dụng làm hạ cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt và giảm nguy cơ máu đông.
Ăn nhiều cá, hải sản, giảm các loại thịt đỏ để phòng bệnh tăng huyết áp
Thịt và mỡ động vật, nhất là các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, các loại sữa và trứng có hàm lượng mỡ bão hòa cao; là nguồn gốc phát sinh ra các chứng xơ vữa. Do đó, các nhà khoa học khuyên nên chuyển dần chế độ ăn nhiều thịt sang ăn nhiều cá và đạm thực vật.
Chế độ ăn giảm muối, giàu kali và canxi
Nhu cầu muối ăn trung bình của một người khoảng 15g/ngày. Trong đó có tới 10g sẵn có trong thực phẩm tự nhiên. Đặc biệt ngư dân thường có thói quen ăn mặn, do vậy họ cần phải tập luyện chế độ ăn giảm muối, tốt nhất khoảng dưới 6g muối/ngày.
Giảm uống rượu để phòng chống bệnh tăng huyết áp
Một số nghiên cứu cho thấy, nếu dùng thường xuyên một lượng rượu nhỏ sẽ có tác dụng làm giảm các nguyên nhân gây tử vong nói chung và do tim mạch nói riêng. Uống rượu với mức độ vừa phải có thể làm giảm huyết áp từ 2 – 4mmHg. Nam giới mỗi ngày không uống quá 2 ly nhỏ, tương đương 30ml ethanol. Đối với phụ nữ và người nhẹ cân, lượng rượu nên uống chỉ bằng một nửa nam giới. Có nhiều bằng chứng cho thấy, có mối tương quan chặt chẽ giữa uống rượu và tỷ lệ bệnh THA trong cộng đồng. Uống nhiều rượu dễ làm THA./.