Lúc giao mùa là khi thời tiết thay đổi (nắng nóng, mưa), và theo đó cũng có nhiều bệnh tật luôn rình rập. Bắt gặp ở rất nhiều các lứa tuổi khác nhau. Đặc biệt là người cao tuổi vì đối tượng này có sức đề kháng đã suy giảm. Vì vậy, người cao tuổi luôn cần chú ý đề phòng. Do nắng nóng, đôi khi là mưa làm cho loài muỗi dễ phát triển mạnh. Nếu ở các vùng đang có các bệnh lây truyền do muỗi (sốt xuất huyết, sốt rét…), thì bạn chủ quan mà không nằm màn trong khi sức đề kháng của cơ thể đã yếu. Hoặc nhiều căn bệnh khác nữa.
Mục Lục
Một số các bệnh thường gặp khi giao mùa ở người lớn tuổi
Khi thời tiết giao mùa, người cao tuổi dễ bị nhiễm bệnh; hoặc bệnh tái phát do hệ miễn dịch đã suy giảm. Một số bệnh cấp tính có thể xuất hiện; như viêm đường hô hấp trên (họng, mũi, thanh quản, xoang). Đặc biệt là các bệnh đường hô hấp dưới (viêm khí, phế quản, viêm phổi, hen suyễn). Các bệnh này nếu không phát hiện hoặc điều trị ngay có thể dẫn đến mạn tính. Hoặc nguy hiểm cho tính mạng, nhất là bệnh viêm phổi, hen suyễn.
Một số bệnh mạn tính (viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, khí phế thũng, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; hoặc bệnh tâm phế mạn) khi chuyển mùa, bệnh có thể tái phát bởi sức đề kháng kém; hoặc do dùng thuốc không thường xuyên hoặc cả hai.
Bệnh xương khớp (viêm khớp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, bệnh gút…). Cũng là loại bệnh gây bất ổn cho người cao tuổi khi thời tiết chuyển mùa. Thời tiết lúc chuyển mùa cũng có thể làm cho người cao tuổi mắc các bệnh các bệnh về đường tiết niệu. Hoặc bệnh đường tiết niệu mạn tính tái phát.
Chuyển mùa, nhất là nắng mưa thất thường, đột ngột cũng có thể làm cho bệnh huyết áp tăng đột ngột. Lý do này rất dễ dẫn đến tai biến mạch máu não.
Chuyển mùa tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển mạnh, do đó thực phẩm, rau xanh, nước sinh hoạt rất dễ bị ô nhiễm. Nếu không cẩn thận có thể mắc các bệnh về đường tiêu hóa nhất là rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Phương pháp để phòng bệnh cho người cao tuổi hiệu quả
Vì người cao tuổi sức đề kháng ngày một kém dần cho nên bệnh tật theo đó mà xuất hiện; hoặc tăng nặng thêm. Vì vậy, cần nâng cao sức đề kháng cho cơ thể là hết sức cần thiết bằng đảm bảo ăn uống hợp lý, đủ chất. Mặc dù nắng nóng gây mệt mỏi nhưng không nên bỏ bữa; và cần uống nhiều nước, ngày uống khoảng từ 1,5 – 2,0 lít (uống ít một, không uống liền một lúc). Và nên uống thêm nước trái cây (cam, chanh); nước ép các loại quả (dưa hấu, xoài, bơ …).
Tăng cường cơ chế miễn dịch bằng chất chống oxy hóa, chẳng hạn dùng thuốc bổ sung dinh dưỡng. Với thành phần Beta caroten, vitamin C, vitamin E, kẽm. Tăng cường rau quả chứa nhiều vitamin C thiên nhiên như cam, chanh, bưởi, cà chua, quýt, su hào, xà lách, giá đậu… nhằm làm tăng sức đề kháng của cơ thể.
Cần ăn thêm rau trong các bữa ăn chính (su hào, rau muống, cải, giá đậu). Bởi vì, các nguồn sinh tố, chất xơ có trong rau, quả là rất có ích cho sức khỏe người cao tuổi. Tuyệt đối không ăn rau sống, không ăn thịt chưa nấu chín hoặc thực phẩm đã ôi thiu và không uống nước chưa đun sôi.
Khi ngủ cần nằm màn (ban ngày và ban đêm), tích cực diệt muỗi và bọ gậy (lăng quăng). Và nên vận động mọi người trong gia đình cùng thực hiện bằng mọi biên pháp từ dân gian (xua, vợt…).
Xem thêm các bài viết về Phòng bệnh cho người lớn tuổi tại đây.
Kết luận
Càng nhiều tuổi, hệ miễn dịch của con người càng kém. Đặc biệt là vào lúc giao mùa thời tiết thay đổi. Nhiệt độ xuống dưới mức trung bình dẫn đến một số bệnh nguy hiểm. Do vậy, cần có các biện pháp tích cực nằm bảo vệ sức khỏe người già khi gặp thời tiết lạnh.
Qua rất nhiều nghiên cứu của các chuyên gia y khoa cho thấy thời tiết mùa đông làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trên con người. Đặc biệt là đối với người già và trẻ em. Chính vì thế chủ động phòng tránh bệnh theo mùa có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng bệnh. Người lớn tuổi là đối tượng cần chúng ta quan tâm nhiều hơn, thông qua bài viết này mong sẽ cung cấp được nhiều kiến thức bổ ích để giúp cho ông bà cha mẹ xung quanh ngày càng khỏe mạnh và chăm sóc sức khỏe thật tốt.