Phương pháp phòng bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Bệnh loãng xương ở người cao tuổi hiện nay là một bệnh lý phổ biến. Chỉ được xếp sau các bệnh lý tim mạch. Hiện nay theo thống kê có khoảng 1/3 số phụ nữ và 1/8 số nam giới ở trên 50 tuổi có nguy cơ loãng xương. Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng, và thường không có biểu hiện của bệnh loãng xương cho đến tận khi có biến chứng gãy xương. Cần phát hiện sớm căn bệnh này bằng phương pháp đo mật độ xương tại vị trí cột sống và các cổ xương đùi. Phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi thì không chỉ làm giảm gánh nặng kinh tế. Mà còn phòng tránh được rất nhiều nguy cơ tàn tật vĩnh viễn do loãng xương gây ra.

Tìm hiểu về bệnh Loãng xương

Bệnh loãng xương là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ.

Tìm hiểu về bệnh Loãng xương 
Tìm hiểu về bệnh Loãng xương 

Loãng xương chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng gãy xương ở người già. Chỉ cần ngã nhẹ như trượt chân trong nhà tắm, ngồi xe đi qua nhiều ổ gà, bê thùng nước… đã có thể gây ra gãy xương ở người già, những vị trí hay gặp nhất như cột sống cổ xương đùi, đầu dưới xương quay…

Đối với phụ nữ trên 55 tuổi và nam giới trên 60 tuổi cần đo loãng xương để xem có bị loãng xương hay không và nếu có thì cần điều trị ngay.

Những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này

  • Lối sống sinh hoạt không hợp lý, ít vận động
  • Thường xuyên mang vác các vật nặng, lao động vất vả
  • Có chế độ dinh dưỡng thiếu canxi
  • Giới tính: nữ giới có nguy cơ mắc bệnh loãng xương nhiều hơn nam giới
  • Lượng canxi cho quá trình tạo xương lúc trẻ không được bổ sung đầy đủ, dẫn đến việc khi về già, cùng với sự lão hóa, quá trình tạo xương giảm xuống và quá trình hủy xương diễn ra nhanh, mạnh khiến cho mật độ xương giảm sút, làm cho xương giòn và yếu, giảm sức chịu lực và dễ gãy hở.

Triệu chứng dễ thấy của bệnh

Loãng xương rất dễ nhận biết bởi các triệu chứng thể hiện ngay ra bên ngoài:

  • Thường xuyên đau nhức xương. Kèm với đó là cột sống lưng cũng bị đau kèm theo các cơn đau cứng cơ, giật cơ.
  • Chiều cao bị giảm do cột sống bị gù vẹo
  • Thường xuyên mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường, thoái hóa khớp.
  • Hay bị chuột rút, ớn lạnh, ra nhiều mồ hôi.

Xem thêm các bài viết về Phòng bệnh cho người lớn tuổi tại đây.

Triệu chứng của bệnh loãng xương
Triệu chứng của bệnh loãng xương

Vai trò của vitamin D với người bệnh loãng xương

Vitamin D có vai trò quan trọng bảo vệ xương, giúp sự hấp thu canxi từ ruột. Vitamin D giúp cho xương chắc khỏe. Nếu cơ thể thiếu vitamin D, xương của bạn sẽ yếu và dễ có nguy cơ gãy xương.

Từ 50 tuổi trở xuống: 400 – 800 IU /ngày. Từ 50 tuổi trở lên: 800 – 1000 IU/ngày

Da có tác dụng tạo nên vitamin D từ tia cực tím của ánh nắng mặt trời ( Tia UVB). Lượng vitamin D được tạo ra từ da này còn phụ thuộc vào thời gian trong ngày, mùa, vùng miền, màu da…Vào mùa đông, việc sản sinh lượng vitamin D này có thể bị giảm đi hoặc không có. Những người sử dụng kem chống nắng để phòng nguy cơ ung thư da sẽ làm mất khả năng tạo vitamin D. Những người này cần bổ sung vitamin D bằng thức ăn; (sản phẩm sữa có bổ sung vitamin D, ngũ cốc, nước cam, sữa đậu nành)….. hoặc bổ sung vitamin D.

Tuy nhiên, vẫn cần sử dụng bổ xung vitamin D vì rất khó có thể đảm bảo được lượng vitamin D qua thức ăn. Có hai loại vitamin D: Vitamin D2 (ergocalciferol) và vitamin D3 (cholecalciferol),hai loại này đều tốt cho sức khỏe xương.

Việc bổ sung vitamin D có thể cùng hoặc không cùng với thức ăn và không nhất thiết phải uống cùng một lúc với canxi.

Những người có nguy cơ thiếu vitamin D là:ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc thường xuyên che mặt khi ra ngoài; những người bị một số bệnh:bệnh tiêu hóa,viêm đường ruột,sử dụng một số thuốc làm giảm nồng độ vitamin D (chống động kinh),người có mầu da rất đen,người béo phì,người già.

Cách để phòng bệnh loãng xương hiệu quả

Thường xuyên thực hiện các bài tập giúp cơ thể tăng sức chịu lực nặng và các bài tập tăng cường cơ bắp. Ngưng hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, ăn uống đúng dinh dưỡng, đủ canxi (ít nhất là 1.200 mg/ngày) và vitamin D (ít nhất là 800 IU/ngày) trong chế độ ăn uống. Ngăn ngừa gãy xương bằng cách giảm thiểu các nguy cơ té ngã.

  • Việc dự phòng loãng xương cần chú ý:
  • Thường xuyên đo loãng xương để kiểm tra mật độ xương
  • Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày
  • Tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên ít nhất 30 phút/ngày
  • Bỏ thuốc lá, giảm bia rượu