Tìm hiểu cách phòng tránh bệnh suy thận ở người già

Bệnh suy thận là một căn bệnh mà để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Căn bệnh này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người cao tuổi. Bệnh suy thận là một căn bệnh gây ra nguy hiểm gì cho người cao tuổi? Thận gồm 2 quả nằm phía sau lưng, và hai bên cột sống; nằm ngay phía trên eo và thận đảm nhận một số chức năng để duy trì sự sống. Chức năng lọc máu của thận sẽ được thực hiện bằng cách loại bỏ các chất thải và nước dư thừa. Để duy trì cân bằng muối và chất điện giải trong máu, cũng như điều chỉnh huyết áp.

Tìm hiểu bệnh suy thận ở người già

Theo các chuyên gia sức khỏe, người cao tuổi trở thành đối tượng dễ mắc bệnh suy thận chủ yếu là do suy thoái, sức khỏe giảm sút và hệ miễn dịch kém hơn. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng thận “làm việc” lâu năm cũng sẽ lão hóa theo thời gian, tức là khi con người cao tuổi thì kích thước của thận sẽ giảm đi thì đồng nghĩa với lưu lượng máu đi qua thận giảm và chức năng lọc của thận cũng giảm dần. Chính vì vậy, nguy cơ mắc bệnh suy thận ở người cao tuổi rất cao so với nhiều người khác.

Tìm hiểu bệnh suy thận ở người già 
Tìm hiểu bệnh suy thận ở người già

Các nguyên nhân gây ra bệnh suy thận

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thận ở người cao tuổi. Một số nguyên nhân chủ yếu được các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đề cập là:

Ăn uống hàng ngày không khoa học

Nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thận ở người cao tuổi còn do các thói quen ăn uống hàng ngày không khoa học. Ăn uống kém, cơ thể không còn nhiều sức đề kháng với các dịch bệnh, đào thải chất độcnên gây ra những triệu chứng bệnh cho người cao tuổi.

Sử dụng một lượng thuốc kháng sinh lớn

Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh lý đòi hỏi phải sử dụng một lượng thuốc kháng sinh lớn. Sẽ tác động và gây nên tổn thương cho thận cũng như ống thận, gây ra nhiều biến chứng suy thận ở người cao tuổi.

Mắc một số bệnh khác như đái tháo đường, cao huyết áp

Những căn bệnh như đái tháo đường, cao huyết áp có thể gây ra tổn thương cho các mạch máu bên trong cơ thể. Trong đó có mạch máu thận, vì vậy những người cao tuổi mắc các bệnh mãn tính này rất dễ có nguy cơ mắc bệnh suy thận.

Ngoài ra, các bệnh xơ cứng động mạch cũng gây nên tổn hại mạch máu trong thận. Và gây ra bệnh thận ở người cao tuổi.

Suy thận có chữa được không?

Suy thận cấp diễn ra trong vòng vài ngày và sau khi được điều trị thích hợp trong một vài tuần có thể phục hồi hoàn toàn hoặc một phần chức năng thận.

Ngược lại, người mắc suy thận mạn sẽ phải trải qua quá trình tiến triển không phục hồi chức năng thận. Trong suy thận mạn, các phương pháp điều trị chỉ nhằm làm chậm diễn biến của bệnh và ngăn ngừa biến chứng.

Người bệnh bị suy thận nặng khi chức năng thận giảm đến 90%. Và cần được điều trị thay thế thận bằng chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc hoặc ghép thận.

Suy thận có chữa được không?
Suy thận có chữa được không?

Biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Giữ nước, có thể dẫn đến phù ở tay và chân, tăng huyết áp, phù phổi cấp
  • Tăng kali máu, có thể đe dọa tính mạng
  • Bệnh tim mạch
  • Xương yếu và tăng nguy cơ gãy xương
  • Thiếu máu
  • Giảm ham muốn tình dục hoặc bất lực
  • Tổn thương hệ thần kinh trung ương, có thể gây ra khó tập trung, thay đổi tính cách hoặc co giật
  • Giảm phản ứng miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn

Xem thêm các bài viết về Phòng bệnh cho người lớn tuổi tại đây.

Phương pháp phòng ngừa bệnh suy thận

Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh suy thận ở người cao tuổi thì gia đình; và chính bệnh nhân cần thực hiện các phương pháp phòng ngừa bệnh sau:

  • Duy trì chế độ ăn nhạt, không nên ăn nhiều bột ngọt; bột canh gia vị vì có chứa nhiều natri – một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh suy thận ở người cao tuổi.
  • Hạn chế ăn các thức ăn chứa kali và phốt pho; như chuốt, mít, cam, chanh, lựu các loại quả khô như hạt dẻ và hạt lạc.
  • Hạn chế những thực phẩm có hại chứa hàm lượng chất béo cao. Như các loại đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ.
  • Nên ăn các loại rau quả ít kali như bầu bí, su su, mướp, bắp cải, súp lơ, lê, táo, vú sữa, quýt và mận…
  • Hạn chế dùng các sản phẩm từ sữa, đặc biệt không uống rượu và các chất kích thích.
  • Uống nước đủ 2 lít một ngày tránh tình trạng giảm cô đặc thận và biến muối tại thận gây ra sỏi thận.

Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, người cao tuổi nên áp dụng những lời khuyên trên. Để phòng những biến chứng bệnh suy thận gây ra. Ngoài những phương pháp điều trị thì chế độ dinh dưỡng người cao tuổi cũng cần được lưu ý cả trong trước, trong và sau thười gian điều trị bệnh.