Trào ngược dạ dày thực quản không còn là nỗi lo của mọi người

Trào ngược dạ dày thực quản khổng chí có người già mới bị mắc mà còn rất nhiều ở tuổi vị thành niên. Nguyên nhân là do sinh hoạt không điều độ và có thể do tác dụng phụ của thuốc Tây. Biểu hiện chính của bệnh trào ngược dạ dày thực quản là việc ợ chua sau khi ăn. Tuy là bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của mỗi người. Nếu bạn đang có dấu hiệu bị trào ngược dạ dày thực quản thì hãy tham khảo các bài thuốc của chúng tôi về việc chữa trào ngược dạ dày thực quản nha!

Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch dạ dày trào lên thực quản. Làm tổn thương niêm mạc thực quản gây viêm thực quản, rát họng, nuốt đau; đau tức sau xương ức, buồn nôn và nôn…

Do thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh: Theo các chuyên gia, hầu hết trường hợp mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản đều là do thói quen ăn uống và sinh hoạt sai cách.

Việc thường xuyên ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và ít rau xanh,… Chính là tác nhân khiến dạ dày bị kích thích dẫn đến chứng trào ngược.

Không những thế, thói quen ăn quá no hoặc ăn quá nhanh. Cũng là nguyên nhân khiến dạ dày gặp vấn đề, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược.

Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản
Triệu chứng trào ngược dạ dày.

Người bệnh có thể gặp các triệu chứng trào ngược dạ dày như: Ợ hơi lúc đói; ợ chua buổi sáng khi đánh răng, với cảm giác nóng rát từ dạ dày. Hay vùng ngực dưới, lan hướng lên cổ…

Các triệu chứng ợ nói trên có thể sẽ tăng lên sau khi ăn hay ăn quá no hoặc khi nằm hay cúi người về phía trước.

Có khi dịch vị trào lên kèm theo dịch mật khiến người bệnh cảm thấy đắng miệng. Dịch dạ dày trào ngược lên đường hô hấp gây ra nghẹt mũi; viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản.

Với các triệu chứng cơ bản ợ chua, ợ nóng, đau rát ở vùng ngực như trên. Bạn đọc có thể lựa chọn một trong số 5 bài thuốc sau để ứng phó và điều trị:

Các bài thuốc điều trị trào ngược dạ dày

Bài 1: Khôi tía 16g, cỏ lào 12g, loét miệng 12g, tam thất nam 12g, khương hoàng 10g, cam thảo 10g. Sắc uống 2 ngày 1 thang. Ngày uống 2 lần trước khi ăn sáng và trước khi đi ngủ 30 phút

Bài 2: Cây ngũ sắc 14g, hoàng kỳ 16g, tía tô 8g, chỉ xác 6g, xương bồ 16g, hoài sơn 8g, biển đậu 6g, trần bì 8g, đương quy 10g, bạch truật 8g, lá đắng 12g, lá lốt 6g, sinh khương 8g, sâm đại hành 10g. Sắc uống 2 ngày 1 thang. Uống sau khi ăn.

Các bài thuốc điều trị trào ngược dạ dày
Lá tía tô là thành phần bài thuốc.

Bài 3: Hắc táo nhân 16g, bạc truật 12g, hoài sơn 10g, phòng sâm 16g, liên nhục10g, ngưu tất 8g, viễn chí 10g, trần bì 6g, bán hạ chế 12g, chỉ xác 8g, cam thảo 4g.Tất cả đem sắc cùng với 900ml nước, còn 450 ml, chia 3 phần. Uống trong ngày, sau bữa ăn.

Bài 4: Hoài sơn 16g, tía tô 20g, liên nhục 16g, chỉ xác 8g, ngũ gia bì 16g, bạch truật 16g, cam thảo 10g, phòng sâm 16g, bán hạ 10g, sinh khương 4g, cây ngũ sắc (sao vàng hạ thổ) 16g, bạch linh 12g, lá đinh lăng (sao thơm) 12g. Sắc uống 2 ngày 1 thang, ngày uống 2 lần.

Bài 5: Viễn chỉ 12g, cam thảo 12g, trần bì 12g, ngưu tất 16g, hắc táo nhân 16g, cát căn 16g, hoài sơn 16g, liên nhục16g, chỉ xác 10g, bán hạ chế 10g. Sắc uống 2 ngày 1 thang, ngày uống 2 lần, uống trước khi ăn. Uống ấm tốt hơn uống lạnh.