Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng hát phục vụ tinh thần bệnh nhân Covid-19

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng tên khai sinh là Huỳnh Minh Hưng (sinh ngày 2 tháng 10 năm 1971). Anh còn được khán giả đặt cho cái tên ưu ái là Mr. Đàm.  Anh là một nghệ sĩ đã giành được 2 giải Cống hiến. Và bên cạnh thể loại pop, anh còn hát những ca khúc nhạc tiền chiến mang tính chất trữ tình cũng như là nhạc Trịnh Công Sơn và nhạc vàng. Đàm Vĩnh Hưng được xếp vào một trong những ca sĩ có cát-xê cao nhất Việt Nam.

Vừa mới đây, anh cùng các ca sĩ nghệ sĩ khác, góp mặt vào chương trình Khúc ca đồng lòng tại bệnh viện dã chiến. Nhằm phục vụ tinh thần, mang đến những lời ca tiếng hát cho bà con. Giúp mọi người phấn chấn và lạc quan hơn trong quá trình điều trị. Cùng chúng tôi nhìn lại những hình ảnh đáng ghi nhớ này nhé!

Đây là sân khấu đặc biệt nhất của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng hát “Cùng nhau cảm ơn” tại bệnh viện dã chiến. Động viên tinh thần người mắc Covid-19 và các y bác sĩ, tối 10/8.

Anh và nhiều nghệ sĩ góp mặt trong chương trình Khúc ca đồng lòng. Tại bệnh viện dã chiến số 6, 7, 8, phường An Khánh, thành phố Thủ Đức. Mặc áo bảo hộ, anh thể hiện nhiều bản hit như Vùng trời bình yên (Phạm Hữu Tâm). Qua cơn mê (Trịnh Lâm Ngân)… Khi anh hát Cùng nhau cảm ơn (Lê Bảo Quốc) – sáng tác mới tri ân tuyến đầu chống dịch. Các y bác sĩ đung đưa tay theo giai điệu hưởng ứng tiết mục. Nhìn các bệnh nhân theo dõi từ các ban công, ca sĩ hô lớn: “Ráng khỏe nha”.

Đây là sân khấu đặc biệt nhất của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng hát tại bệnh viện dã chiến

Ca sĩ cho biết đây là sân khấu đặc biệt nhất anh từng trình diễn. Các nghệ sĩ tận dụng mọi vị trí để hát, chẳng hạn căng back-drop lên xe tải làm sân khấu. Lần đầu trình diễn khi đeo khẩu trang, cộng thêm chứng viêm xoang. Đôi lúc anh bị ngộp vì khó lấy hơi. Anh nói: “Dù thiếu thiết bị ánh sáng, âm thanh, tôi không ngại. Vì chủ yếu muốn truyền tinh thần tích cực lúc này. Nhiều thế hệ ca sĩ đàn anh, đàn chị của tôi từng ngồi trên xe tải đi hát ở khắp mọi miền. Nay, tôi cũng cảm nhận được niềm hạnh phúc ấy”.

Cùng đêm, Đàm Vĩnh Hưng cùng các nghệ sĩ cũng biểu diễn tại hai khu cách ly. Ở Ký túc xá Đại học Sư phạm kỹ thuật và Đại học Văn hóa, thành phố Thủ Đức. Ca sĩ góp 300 triệu đồng – mỗi nơi 100 triệu – và 30 thùng thực phẩm đóng hộp cho công tác phòng dịch.

Với sự góp mặt của nhiều ca, nghệ sĩ

Nhiều ca sĩ khác cổ vũ tinh thần chống dịch qua các tiết mục văn nghệ. K-ICM – nghệ sĩ thuộc top trẻ nhất trong đoàn – đàn bài Về quê (Phó Đức Phương). Và Gặp mẹ trong mơ (nhạc Hoa, lời Việt: Lê Tự Minh). K-ICM cho biết khi nghe thông tin về chương trình, anh đăng ký tham gia. Với hy vọng dùng tiếng đàn góp phần động viên tinh thần các bệnh nhân ở khu cách ly.

Trước đó, tối 9/8, anh cũng góp mặt trong đêm đầu của chuỗi chương trình. Nguyễn Phi Hùng trình bày loạt nhạc phẩm Việt Nam ơi (Minh Beta), Niềm tin chiến thắng (Lê Quang)… Thanh Sử thể hiện ca khúc Quê hương, tình yêu và tuổi trẻ (Quốc Dũng). Sự kiện do Trung tâm ca nhạc nhẹ Cao Thắng (thuộc Sở Văn hóa Thể thao TP HCM). Phối hợp thành phố Thủ Đức tổ chức.

Với sự góp mặt của nhiều ca, nghệ sĩ
Với sự góp mặt của nhiều ca, nghệ sĩ

Các đêm nhạc dã chiến của nghệ sĩ TP HCM bắt đầu từ tháng 6. Ngoài việc trình diễn ở các khu cách ly. Họ hỗ trợ các y bác sĩ lấy mẫu xét nghiệm cho người tại địa điểm bị phong tỏa. Tham gia công việc hậu cần ở khu cách ly, bệnh viện dã chiến như. Cắt tóc, tặng lương thực, nhu yếu phẩm…

Nghệ sĩ cũng hưởng ứng phong trào sáng tác ca khúc gợi cảm hứng lạc quan thời dịch. Làn sóng này được khởi xướng từ đợt dịch đầu tiên năm ngoái. Gần đây trở lại với nhiều tác phẩm được khán giả đón nhận như. Sài Gòn ơi! Xin lỗi, cảm ơn (Tuấn Hưng – Khắc Việt), Sài Gòn tôi sẽ (Nguyễn Thái Dương). Cô Vi đi xa (Dế Choắt), Gửi vô Nam (Ánh Tuyết)… Cảm ơn quý bạn đọc thân mến đã theo dõi bài viết của chúng tôi! Đón xem những thông tin khác tại đây.